Công tác giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 47 - 48)

4. Giới hạn của đề tài

3.2.3. Công tác giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số

- Thực hiện Đề án “Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007- 2010” ban hành kèm theo Quyết định số 2740/QĐ-BNN- KL ngày 20/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; văn bản số 2963/BNN-KL ngày 26/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Đề án Giao rừng, cho thuê rừng và Đề án Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy; văn bản số 3595/BNN-KL ngày 28/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường tổ chức triển khai thực hiện giao rừng, cho thuê rừng và quản lý nương rẫy; Quyết định số 348/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo giao rừng, cho thuê rừng và quản lý nương rẫy tỉnh Bình Định.

- Được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2008-2010, có tổng diện tích rừng cần giao, cho thuê: 78.310,2 ha; tổng kinh phí hơn 19 tỷ đồng.

- Thực hiện Quyết định số 540/QĐ-UB ngày 21/02/2002 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Phương án thí điểm giao đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên cho các hộ gia đình ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng; Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức triển khai phương án, kết quả: Đã giao 300 ha rừng tự nhiên tại tiểu khu 185, thuộc xã Vĩnh Hiệp cho 76 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, thời gian 50 năm;

- Tuy đề án giao rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên cho hộ gia đình quản lý bảo vệ ở thôn Hà Ri bước đầu đạt kết quả, được nhân dân đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ; nhưng thực tế qua thời gian việc nhận đất, nhận rừng cơ chế hưởng lợi theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự là động lực để người dân tham gia nhận rừng.

Nhận khoán bảo vệ rừng từ Ban quản lý hay Công ty Lâm nghiệp thì được nhận tiền; còn việc giao rừng cho nhân dân quản lý bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp) thì không có tiền. Hưởng lợi từ nguồn lâm sản dưới tán rừng không được bao nhiêu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp khi cần thế chấp ngân hàng vay vốn không được nên năm 2010 các hộ gia đình ở thôn Hà Ri xin trả lại diện tích 300 ha đất lâm nghiệp được được Nhà nước giao và UBND huyện đã có quyết định thu hồi diện tích trên.

- Năm 2009, thực hiện dự án kfw6 do Chính phủ nước Cộng hòa Liên ban Đức tài trợ không hoàn lại, tỉnh Bình Định đã xây dựng Phương án giao rừng cho

cộng đồng dân cư thôn quản lý và sử dụng theo hướng quản lý rừng cộng đồng bền vững ở 02 huyện Hoài Nhơn và Tây Sơn với tổng diện tích được giao là 2.572,7 ha (huyện Tây Sơn 864,73ha; huyện Hoài Nhơn 1.708,0 ha). Hiện tại Ban quản lý lâm nghiệp cộng đồng thôn (cộng đồng chủ yếu là người Kinh) vẫn đang hoạt động do có nguồn tài trợ từ dự án hỗ trợ cho công tác bảo vệ. Hiện nay cộng đồng dân cư chưa được hưởng lợi nhiều từ rừng do chất lượng rừng trước khi giao kém (rừng nghèo).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)