4. Giới hạn của đề tài
3.5.4. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện khoán bảo vệ rừng
3.5.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế
a) Trước khi nhận khoán bảo vệ rừng: Qua khảo sát cho thấy, đại đa số người
đồng bào dân tộc thiểu số trước khi nhận khoán bảo vệ rừng có cuộc sống nghèo khó, hoạt động kinh tế của người dân tự cung, tự cấp. Nghĩa là họ tự trồng và tự chăn nuôi hoặc lên rừng tìm kiếm các lâm sản từ rừng để cung cấp nhu cầu lương thực cho cuộc sống của họ hàng ngày, rất ít các sản phẩm có tính chất thương mại đem lại nguồn thu nhập cho hộ dân. Sinh kế của người dân phụ thuộc chính vào nông nghiệp như trồng lúa nước, lúa rẫy hoặc trồng hoa màu trên đất nương rẫy.
b) Sau khi nhận khoán bảo vệ rừng: Theo kết quả khảo sát, phần lớn các HGĐ
được giao khoán bảo vệ rừng đều có mức thu nhập bình quân đầu người trên mức chuẩn nghèo (trên 400.000 đồng/ người/ tháng). Người dân sản xuất không chỉ để cung cấp cho cuộc sống hàng ngày mà còn mang tính chất trao đổi, mua bán nâng dần mức sống. Cụ thể, mỗi người dân đều có nhà ở ổn định, xe máy, vật dụng cần thiết trong gia đình v.v… mức sống của người dân được nâng cao.
Theo như phân tích ở trên, thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 25,8% tổng nguồn thu; còn thu nhập từ trồng trọt chiếm 30,8% tổng nguồn thu nhưng một nửa trong đó (15,0%) là từ các sản phẩm cây trồng trên đất lâm nghiệp. Vậy, nguồn thu nhập từ rừng có thể phân ra 2 nhóm: Thu nhập trực tiếp từ rừng và thu nhập từ sản phẩm trồng trên đất rừng. Theo đó thì phần đóng góp của thu nhập từ rừng trên tổng thu là trên 45,8% (do không tính được lúa rẫy). Đến đây nếu khẳng định rằng, đời sống người dân có sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng (gồm rừng và đất rừng) thì có cơ sở là từ các con số này. Điều đó cũng khẳng định vai trò kinh tế của tài nguyên rừng ảnh hưởng trong đời sống của người dân địa phương.
3.5.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Hiệu quả về mặt xã hội được đánh giá dựa trên những tiêu chí như: Khả năng thu hút người dân tham gia vào công tác QLBV và PTR; nhận thức của người dân về bảo vệ rừng và quyền lợi, nghĩa vụ của người dân nhận giao, khoán rừng v.v…
a) Khả năng thu hút các HGĐ vào công tác QLBV và PTR: Thể hiện qua một
số tiêu chí như: Thu nhập từ lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế HGĐ; tỷ lệ phần trăm lao động tham gia vào làm nghề rừng…
Như đã phân tích ở trên, tỷ lệ thu nhập từ lâm nghiệp của các HGĐ mặc dù chiếm 25,8% nhưng chủ yếu từ việc thu hái lâm sản ngoài gỗ, đánh giá tổng thể thu nhập từ rừng là 45,8% cho thấy sự phụ thuộc của người dân vào rừng rất lớn. 100% người dân đều tham gia vào làm nghề rừng. Hiện nay rừng trồng có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên cộng đồng người dân tộc thiểu số do thiếu vốn sản xuất nên đa số người dân không tự sản xuất trồng rừng mà phải đi làm thuê, thu nhập từ làm thuê cũng góp phần đáng kể cho sinh kế của người dân nơi đây. 95,8% người dân phỏng vấn đều muốn được nhận đất, nhận rừng để bảo vệ, qua đó cho thấy khả năng thu hút người dân vào công tác QLBVR và PTR là có cơ sở.
b) Nhận thức của người dân về bảo vệ rừng và quyền lợi, nghĩa vụ của người dân khi nhận giao, khoán rừng:
- Nhận thức của người dân về bảo vệ rừng: Trước khi giao khoán bảo vệ rừng,
nhận thức của người dân chưa rõ ràng, việc phá rừng để làm rẫy theo nhận thức của họ là đương nhiên theo phong tục truyền thống, do vậy rừng thường xuyên bị bị xâm hại. Sau khi được giao khoán, qua kết quả phỏng vấn 100% số người được hỏi đồng ý cho rằng việc khai thác, vận chuyển, săn bắt động vật hoang dã và lấn chiếm đất rừng là những hành vi vi phạm pháp luật. Điều này phản ánh nhận thức của người dân đối với bảo vệ rừng đã có sự thay đổi tốt. Tuy nhiên, những hoạt động làm tổn hại đến rừng từ những người dân di cư tự do và ở các làng lân cận như phát rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép vẫn diễn ra.
- Nhận thức của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận giao, khoán rừng: Qua kết quả phỏng vấn 79 hộ như đã nêu trên, nhận thức của họ đối
với quyền và nghĩa vụ của HGĐ nhận giao, khoán rừng cho thấy:
Sau khi rừng được giao khoán cho người dân, chỉ có 02 hoạt động được diễn ra là bảo vệ rừng được giao và tận thu lâm sản ngoài gỗ. Họ chỉ biết quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng được giao, khoán để được nhận tiền hỗ trợ từ Nhà nước; còn việc tận thu lâm sản ngoài gỗ là đương nhiên ai cũng có thể vào rừng tìm kiếm và hái lượm, chứ không phải rừng của người nào được giao thì mới được quyền tận thu lâm sản trên diện tích đó theo quy định của pháp luật.
Nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước trong công tác giao đất, khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho nhận thức của họ ngày càng được nâng cao, rừng được bảo vệ tốt, độ che phủ của rừng năm sau cao hơn năm trước, diễn biến tài nguyên rừng theo chiều hướng tăng, cụ thể qua hình 3.4.
0,00 50.000,00 100.000,00 150.000,00 200.000,00 250.000,00 300.000,00 350.000,00
Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014
- Đất có rừng + Rừng tự nhiên + Rừng trồng
- Đất quy hoạch cho LN
Hình 3.4. Diễn biến tài nguyên rừng từ năm 2010 - 2014
Diện tích rừng tự nhiên năm 2010 là 199.371,7 ha, đến năm 2014 là 204.922,4 ha tăng 5.550,7 ha, nguyên nhân tăng là do rừng tự nhiên khoanh nuôi súc tiến tái sinh tăng từ trạng thái Ic lên rừng IIa và do được giao cho tổ chức, cá nhân bảo vệ tốt. diện tích rừng trồng tăng từ 88.132,8 ha trong năm 2010 lên 105.712,2 ha trong năm 2014 chứng tỏ trồng rừng kinh tế tăng cao và không ngừng phát triển để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường. Tương ứng độ che phủ của rừng tăng từ 45,8% lên 49,9%.
Ý thức trách nhiệm khi được giao khoán bảo vệ rừng của người dân ngày được nâng cao, họ thường xuyên tuần tra, truy quét bảo vệ rừng, kịp thời ngăn chặn hoặc báo cáo các cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm làm cho tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng có chiều hướng giảm, cụ thể qua bảng 3.21.
Bảng 3.21. Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng
Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014
Tổng số vụ vi phạm 715 704 693
Trong đó:
Phát đốt rừng làm rẫy trái phép 62 54 48
Phá rừng trái phép 39 27 14
Khai thác lâm sản trái phép 18 17 17
Mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép 106 33 95
Vi phạm khác 490 573 519
Qua Bảng 3.21 nhận thấy: Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng từ năm 2010 đến 2014 giảm, cụ thể ở các hành vi: Phát đốt rừng làm rẫy giảm từ 62 vụ trong năm 2010 xuống còn 54 vụ năm 2012; phá rừng trái phép giảm từ 39 vụ năm 2010 xuống còn 14 vụ năm 2014… chứng tỏ việc giao đất, giao rừng cho dân quản lý bảo vệ có chiều hướng tích cực, rừng ít bị phá hơn.