Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 68 - 69)

4. Giới hạn của đề tài

3.5.3. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp

Qua điều tra đất trồng cây nông nghiệp trong rừng mà người dân đang sản xuất là đất nương rẫy cũ, đất này có thể ở trong hoặc ngoài diện tích khoán. Loài cây trồng chủ yếu là cây mì, ngoài ra còn trồng các loại cây trồng khác như mít, đu đủ với mục đích là tiêu dùng là chủ yếu. Một số ít hộ vẫn có thói quen trồng lúa rẫy.

Bảng 3.20. Đặc trưng của sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp

Hạng mục Lúa Điều Cộng

Số hộ trồng (hộ) 77 43 20 77

Sản lượng bình quân (kg/hộ) 697 2.762 933 /

Thu nhập bình quân (triệu/hộ) 3,67 2,24 7,97 6,91 Kết quả điều tra hộ cho các thu nhập này như trình bày trong bảng 3.20 ghi chú rằng, cây lúa ở đây gồm cả lúa nước và lúa rẫy (nhưng ít), do vậy cây trồng nông nghiệp cho thu nhập của hộ từ đất trong rừng chủ yếu là mì và điều. Đất trồng đã có hoặc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tùy từng hộ và từng vị trí đất trong rừng. Quan trọng là nguồn thu nhập từ tài nguyên đất rừng mà hộ có được. Có 77/79 hộ có nguồn thu nhập từ trồng trọt, chiếm 30,8% trong tổng nguồn thu, bình quân 6,91 triệu đồng trên năm. Điều đáng nói là phần nửa của số thu nhập này (48,7%) là từ khoai mỳ và Điều, nếu tính cả thu nhập từ lúa rẫy (nằm trong lúa) và một số loài cây rau màu khác thì chắc chắn nguồn thu sản phẩm cây trồng nông nghiệp trên đất lâm nghiệp là trên 50%. Mặc dù nguồn này không hoàn toàn ổn định do mất mùa hay phụ thuộc vào thời tiết, nhưng chúng đã là chỗ dựa không thể thiếu được của các hộ dân nơi đây.

Tóm lại, thu nhập từ rừng của các hộ dân tại vùng nghiên cứu bao gồm ba thành phần sau đây:

ii) Thu nhập từ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ở trong rừng, iii)Thu nhập từ các sản phẩm cây trồng trên đất rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)