Hương ước, quy ước cộng đồng công cụ quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 54 - 55)

4. Giới hạn của đề tài

3.4.1. Hương ước, quy ước cộng đồng công cụ quản lý bảo vệ rừng

Đa số dân tộc thiểu số bản địa cùng nhau cư trú lâu đời thành làng. Hiện nay, các tổ chức chính trị của Đảng và Nhà nước ta đều hình thành trong làng như: Chi bộ Đảng đứng đầu là Bí thư chi bộ; Ban quản lý làng có thôn trưởng, thôn phó, thôn đội và công an viên; và các khối đoàn thể chính trị khác như mặt trận, phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh,… Bên cạnh đó vẫn tồn tại người có quyền lực khác là già làng. Vì già làng là người lớn tuổi, có uy tín nên được tham gia giải quyết các vấn đề xảy ra trong cộng đồng, nhất là những việc nội bộ vi phạm tục lệ làng đều do già làng quyết định.

Thực hiện Thông tư số 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng tổ chức thực hiện quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn. Với sự giúp đỡ của lực lượng kiểm lâm Bình Định, các làng ở xã vùng cao của tỉnh đều xây dựng “Quy ước cộng đồng về quản lý, bảo vệ rừng”.

Nội dung chính của quy ước là:

➢ Nghiêm cấm việc khai thác gỗ trái phép.

➢ Nghiêm cấm mọi hình thức phá rừng, đốt rừng.

➢ Không xâm phạm rừng đầu nguồn nước, rừng ma dưới mọi hình thức. ➢ Có trách nhiệm bảo vệ rừng đã nhận khoán, không để mất rừng.

➢ Lâm sản ngoài gỗ được sử dụng chung theo những khu vực rừng đã phân chia cho làng.

➢ Khi phát hiện rừng bị xâm hại phải báo ngay cho Ban quản lý làng.

➢ Mọi thành viên trong làng phải phòng chống cháy rừng, khi xảy ra cháy rừng phải tham gia chữa cháy.

Sau đây là một số kết quả điều tra hộ dân liên quan đến công tác bảo vệ rừng sau khi giao khoán.

Bảng 3.8. Nhận thức của người dân về các quy ước đối với rừng

Quy ước cấm phá rừng (hộ, %) Quy ước khai thác gỗ (hộ, %)

1- Với rừng tự nhiên 76,4 1- Rừng nào cũng được 40,5 2- Với rừng các loại 18,2 2- Cấm khai thác gỗ 59,5 3- Không cấm rừng nào 5,4

Qua kết quả điều tra về nhận thức của người dân về các quy ước đối với rừng tại Bảng 3.8 cho thấy, việc biết cấm phá rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ khá cao (76,4% số hộ); với quy ước về thai khác gỗ thì được người dân cho rằng quy định của Nhà nước về cấm khai thác gỗ là 59,5%, còn lại cho rằng việc khai thác gỗ không có tính chất thương mại và lấy gỗ ở khu rừng nào cũng được là 40,5%; thực tế cho thấy người dân lấy gỗ về làm nhà thì rất ít do có sự cản trở của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng.

Hình thức xử phạt của cộng đồng người Bana hoặc H’rê rất nghiêm minh và có tính răn đe cao. Mọi thành viên trong cộng đồng rất sợ bị phạt và mọi thành viên vi phạm đều chấp hành hình phạt của cộng đồng. Tuy nhiên, sự vi phạm và hình thức xử phạt theo lệ làng đôi khi không công minh và phụ thuộc vào quyền lực của người đứng đầu cộng đồng.

Theo đó, hương ước hay quy ước đã là một công cụ của quản lý và phổ biến tới tất cả các làng trong xã. Điều còn tồn tại ở đây là quy ước này được xây dựng không hoàn toàn tự nguyện, mang tính áp đặt bởi cơ quan kiểm lâm (theo chủ trương của ngành, khi xây dựng quy ước đều có mặt của cán bộ kiểm lâm). Do đó nó mang tính chất của pháp luật hơn là hương ước tự lập truyền thống của làng. Nhưng dù sao thì cũng là quy định để mọi người căn cứ vào đó mà phân xử các hành vi vi phạm là đúng hay sai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)