So sánh hiệu quả công tác bảo vệ rừng giữa các nhóm dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 72 - 73)

4. Giới hạn của đề tài

3.5.5. So sánh hiệu quả công tác bảo vệ rừng giữa các nhóm dân tộc

Các dân tộc thiểu số ở Bình Định thường cư trú tập trung theo từng vùng địa lý tự nhiên phù hợp với hoạt động kinh tế truyền thống của từng dân tộc. Điều này càng rõ hơn là khi nhìn vào các khu vực cư trú của các dân tộc Chăm, Bana, H’rê. Chúng ta biết rằng người Bana ở Bình Định có mặt tại huyện Vân Canh, huyện An Lão nơi có nhiều sông suối, đồi núi, rừng già với thảm thực vật và động vật phong phú, đa dạng... Đây chính là điều kiện lý tưởng cho những cư dân chuyên sống bằng kinh tế nương rẫy như cư dân Bana. Người H’rê trong hoạt động kinh tế truyền thống, bên cạnh kinh tế nương rẫy, từ khá sớm cư dân này đã biết đến kỹ thuật trồng lúa nước. Bởi vậy địa bàn cư trú của người H’rê thường gần các lưu vực của các con sông suối, những nơi có mặt bằng tương đối thuận lợi cho việc trồng lúa một năm hai vụ (như vùng núi thấp An Lão). Trong khi đó, gốc gác của người Chăm là ở vùng đồng bằng ven biển, nên khi chuyển cư lên vùng núi, họ vẫn mang theo sở thích cư trú ở những vùng thấp, nơi có điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp dùng cày.

Mỗi một dân tộc có đặt trưng riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội, về ý thức cộng đồng do vậy ở mỗi dân tộc cũng có nhận thức riêng trong công tác bảo vệ rừng. Qua nghiên cứu ở 03 dân tộc Chăm, Bana, H’rê có thể dựa vào tập quán, sinh hoạt và nơi cư trú của họ mà phân làm 02 nhóm để đánh giá, so sánh hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng gồm: Cộng đồng dân tộc Bana ở vùng rừng núi cao và cộng đồng dân tộc H’rê và Chăm ở các lưu vực sông, suối và vùng thấp.

Nhìn chung, hoạt động kinh tế của các dân tộc Chăm, Bana, H’rê ở Bình Định hiện nay cho chúng ta thấy tính đa dạng của các loại hình sản xuất ở các dân tộc này như sản xuất lúa nước, làm vườn, trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê, cá, thu nhặt lâm thổ sản, làm nghề thủ công, trao đổi hàng hóa..., nhưng bao trùm lên mọi hoạt động kinh tế đó vẫn là hoạt động kinh tế nương rẫy ở cả 3 dân tộc. Có thể nói, hoạt động kinh tế nương rẫy đã ăn vào tiềm thức, trở nên hết sức quen thuộc, gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số của vùng núi Bình Định.

Đối với cộng đồng người dân tộc Bana: Do ảnh hưởng nặng nề và có tính chất quyết định của nền kinh tế nương rẫy (kinh tế nương rẫy là chủ yếu), do đặc

cao. Chính vì thế dù còn đói nghèo, còn vất vả, khổ cực nhưng trong xã hội của người Bana chưa hề có sự phân hóa giai cấp, mới chỉ có sự phân hóa giàu nghèo. Nhìn chung đó là một xã hội công bằng, thấm đượm tính nhân văn. Do vậy, trong quá trình nhận khoán bảo vệ rừng được giao cho hộ dân, thì người Bana thường hệ thống tổ chức lại thành nhóm để cùng hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ rừng.

Đối với cộng đồng người H’rê và người Chăm: Bên cạnh kinh tế nương rẫy còn có kinh tế lúa nước xuất hiện từ khá sớm với việc dùng sức kéo của trâu bò nên sự phân tầng xã hội, ý thức mở, biểu hiện của nền kinh tế hàng hóa... ở các dân tộc này thấy rõ hơn, có tính quy mô hơn so với người Bana. Ở hai cộng đồng người dân tộc này đề cao tính cá nhân, do vậy trong quá trình phỏng vấn họ đều cho rằng rừng giao cho hộ gia đình tự quản lý là tốt nhất.

Hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng của người dân tộc Bana cao hơn so với người Chăm và người H’rê, thể hiện là rừng do công đồng người Bana quản lý bảo vệ ít bị phá hơn so với rừng do người Chăm và H’rê quản lý bảo vệ do các nguyên nhân sau:

- Người Bana kinh tế nương rẫy là chủ đạo nên họ vào rừng canh tác và thu hái lâm sản ngoài gỗ thường xuyên, bên cạnh đó họ thường tuần tra trên diện tích đã được giao khoán, do vậy họ phát hiện sớm những hành vi vi phạm và báo cho Làng hay cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn; người Chăm và H’rê còn có nhiều hoạt động kinh tế khác nên hoạt động tuần tra rừng cũng có những hạn chế nhất định.

- Sự phân bố dân cư của người Bana thường ở vùng cao, họ thường được nhận rừng để quản lý bảo vệ ở khu vực cao và xa dân cư hơn, nên ít bị phá hơn rừng gần dân cư được phân cho người H’rê và Chăm bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)