4. Giới hạn của đề tài
3.6.3. Giải pháp về hình thức giao khoán bảo vệ rừng
- Cùng với sự hỗ trợ về tổ chức cộng đồng, cần thử nghiệm những hình thức giao khoán mới cho cộng đồng quản lý theo hình thức tài sản công và chia sẻ lợi ích từ việc quản lý rừng thay vì trông chờ sự bao cấp của Nhà nước theo đơn giá 300.000 đồng/ha như hiện nay và sẽ nhận với giá 400.000 đồng/ha theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. Các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia thảo luận, đề ra hương ước quản lý rừng, phân công trách nhiệm, thực hiện giám sát và quy định cơ chế chia sẻ lợi ích do việc quản lý tài sản công này cho từng thành viên một cách công bằng và dân chủ. Hiện tại, việc QLBVR sau khi nhận khoán chỉ giới hạn ở mức độ trông coi bảo vệ, việc cho họ chủ động tham gia chăm sóc, quản lý và xây dựng vốn rừng là vấn đề phải hành động ngay.
- Trong giao khoán QLBVR tự nhiên, BQLR và Công ty nên kiểm tra và thống kê lại tài sản rừng qua từng giai đoạn (3 năm) và nếu hộ nào làm tốt công tác QLBV rừng thì Công ty sẽ ký hợp đồng các năm tiếp theo. Đây là một phương pháp nhằm thúc đẩy được sự tham gia nhiệt tình của người dân. Đối với những cá nhân hay hộ gia đình khi phát hiện được sự xâm phạm của người ngoài vào rừng trong lãnh thổ của cộng đồng thì chủ rừng (Công ty, BQL) cũng nên có những khen thưởng để khích lệ tinh thần tự giác của người dân.
- Nâng cao vai trò của tổ chức cộng đồng và thực hiện một số biện pháp để gia tăng hiệu quả của sự tham gia trong quản lý tài nguyên rừng. Hay nói cách khác, hãy để người dân địa phương quản lý tài nguyên của địa phương. Đó là trao quyền
hoạch và thực hiện các hoạt động cần làm. Đây là một cách khiến người dân có trách nhiệm trong tất cả các hoạt động liên quan đến sinh kế của họ.
- Do nguồn lợi về trồng rừng hiện này khá hấp dẫn, nhưng hiện tại người dân bản địa không có khả năng về vốn nên sẽ thu hút một số lao động (người Kinh) từ nhiều nơi đến. Nếu để tình trạng này xảy ra thì rừng sẽ tiếp tục bị phá, các hậu quả về xói lở, thiên tai chưa thể lường hết được. Một trong những công cụ quản lý quan trọng để đối phó với tình hình này là thiết lập quy hoạch sử dụng đất một cách ổn định và bền vững. Quy hoạch này cần dựa trên sự tham gia của cộng đồng và sự phối hợp giữa các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.