So sánh các hình thức bảo vệ rừng trong cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

4. Giới hạn của đề tài

3.4.3. So sánh các hình thức bảo vệ rừng trong cộng đồng

Những mặt mạnh và mặt yếu của các hình thức bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng thể hiện ở các hình thức sau:

3.4.3.1. Rừng do cộng đồng quản lý, bảo vệ

Các khu rừng tự nhiên là đầu nguồn nước sinh hoạt, nước tưới đồng ruộng hay là rừng ma dù đã giao cho các tổ chức hoặc chưa giao cho ai thì người dân trong làng tự công nhận, cùng quản lý và được xem là rừng cộng đồng, mặc dù hiện nay về tính pháp lý chưa thừa nhận.

Thực tế hiện nay, những khu rừng này hầu như là không bị xâm hại dưới mọi hình thức nào. Bất kỳ ai xâm hại đến những khu rừng này đều được xem là động vào tâm linh hoặc phá hoại cuộc sống của cộng đồng. Đây là một điều luật bất thành văn cấm kỵ tuyệt đối được tồn tại lâu đời và hiện còn nguyên giá trị của người dân tộc thiểu số ở đây.

Ngoài ra, diện tích rừng trồng của Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý cũng được khoán bảo vệ cho cộng đồng dân cư làng, Ban quản lý làng làm đại diện ký kết hợp đồng với các tổ chức trên, tiền khoán từ bảo vệ rừng trồng thu về làm quỹ công trong làng, nhờ vậy người dân không đóng góp các khoản phí cho cộng đồng nữa. Đây là một động lực nâng cao trách nhiệm các thành viên trong làng tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Theo đánh giá của các tổ chức trên (qua phỏng vấn) là đạt được mục tiêu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Cụ thể:

✓ Công tác chữa cháy rừng tiến hành nhanh vì có số đông người tham gia. ✓ Hạn chế được trình trạng xâm lấn đất rừng, chặt cây, chăn thả gia súc vào

rừng mới trồng.

✓ Không phát sinh mâu thuẫn giữa người được nhận và người không được nhận.

✓ Rừng không bị phân chia manh mún.

3.4.3.2. Rừng do người dân quản lý, bảo vệ

Hình thức giao rừng đến tận hộ gia đình là một chủ trương lớn của Đảng. Qua nhiều nghiên cứu cho rằng, đây là một chính sách hợp lòng dân, nhưng hiện chưa thực hiện được. Vì giao rừng nhưng các cơ chế hưởng lợi trên diện tích rừng được giao còn nhiều bất cập và hầu như người dân không thể sử dụng nó để thúc đẩy hay phát triển kinh tế cho họ.

Qua điều tra phỏng vấn cũng cho thấy rằng, sau nhiều năm thực hiện cơ chế khoán bảo vệ cho hộ gia, rừng đã khoán cho nhân dân bảo vệ là những khu vực ít bị xâm hại nhất (88,5% cho rằng là bảo vệ rất tốt), mọi hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng đều bị nhân dân phát hiện, ngăn chặn ngay.

Tóm lại, hình thức quản thức quản lý bảo vệ rừng bởi hộ gia đình có những ưu điểm:

▪ Gắn được trách nhiệm và quyền lợi của người dân, quyền hưởng lợi gắn liền với thành quả bảo vệ rừng.

▪ Phát huy sự năng động của hộ gia đình trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức của người dân tộc mà hình thức này cũng có những hạn chế sau:

▪ Còn xem tài sản từ thiên nhiên là của cả cộng đồng, mọi người đều có quyền được hưởng. Đây là tập quán truyền thống của người dân tộc thiểu số ở đây.

▪ Có khả năng phát sinh mâu thuẫn giữa các hộ trong phân chia lợi ích, phân chia các loại rừng giàu nghèo hoặc vị trí gần xa.

3.4.3.3. Rừng do một nhóm hộ quản lý, bảo vệ

Tuy là hình thức khoán bảo vệ rừng là đến hộ gia đình, nhưng thực tế hiện nay đã xuất hiện mô hình tổ tự quản do một số hộ nhận rừng liền kề nhau hoặc các gia đình trong họ tộc tự liên kết nhau, cùng phân công trách nhiệm đi kiểm tra rừng, hoặc thực hiện các nội dung mà bên giao khoán yêu cầu, tiền thu được từ khoán bảo vệ rừng họ chia đều cho các thành viên không phân biệt già trẻ, gái trai và cũng không kể đến sự đóng góp của ai nhiều hay ít.

Qua phân tích hình thức giao rừng cho nhóm hộ đã có nhiều điểm tích cực, cụ thể:

▪ Phát huy luật tục cộng đồng do duy trì được hình thức cộng đồng sở hữu về tài sản thiên nhiên. Phát huy vai trò người già trong việc xử lý những quan hệ trong nội bộ làng, tộc họ.

▪ Tập hợp được sức mạnh tập thể, có thể đổi công hoặc thay phiên nhau trong tuần tra rừng.

3.5. Hiệu quả của việc thực hiện giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)