Giải pháp thiết lập cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

4. Giới hạn của đề tài

3.6.5. Giải pháp thiết lập cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân

nhận khoán

Tỉnh Bình Định hiện nay đang triển khai cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng dựa vào nguồn thu hiện có trên 6 tỷ đồng của năm 2013; 2014 (tiền từ quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối và quỹ thu nội tỉnh) trên diện tích 82.207,11 ha, việc chỉ trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ.

Dự kiến năm 2015 sẽ đưa tổng diện tích có cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong toàn tỉnh là 138.909,44 ha. Cụ thể theo bảng 3.24

Bảng 3.24. Dự kiến rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014

I Diện tích rừng có cung ứng DVMTR dự kiến Ha 138.909,44

1

Lưu vực thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh,

Định Bình, Sông Ba Hạ Ha 114.151,44

a Của chủ rừng là tổ chức Ha 56.702,33

- Diện tích tự bảo vệ Ha 33.326,18

- Diện tích đã khoán Ha 23.376,15

b Của các các tổ chức không phải là chủ rừng Ha 746,78

2 Lưu vực thủy điện Vĩnh Sơn 5, An Khê Ha 24.558,00

3

Lưu vực cung ứng nước sạch và dịch vụ du

lịch Ha 200,00

(Nguồn: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định năm 2014)

Hiện nay các nguồn thu phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng chính hiện mới khai thác được từ thủy điện, du lịch, nước sạch. Một số khác như tích lũy carbon, nuôi trồng thủy sản, nước công nghiệp vẫn còn khó khăn. Bên cạnh đó, dịch vụ môi trường rừng vẫn không đồng đều trong tỉnh. Nơi nào có dịch vụ môi trường rừng nơi đó có tiền thu, còn nơi nào không có dịch vụ môi trường rừng nơi đó không có nguồn thu, từ đó tạo sự chênh lệch.

Chủ rừng (Ban quản lý, Công ty lâm nghiệp) gặp nhiều lúng túng trong việc chi trả cho hộ nhận khoán. Cùng với diện tích như nhau, tuy nhiên diện tích giao

nhau, nếu chi trả không công bằng hoặc không phù hợp sẽ dẫn đến sự “phân bì” của các hộ dân nhận khoán, khó giải thích cho người dân được rõ. Nếu người dân được trả dịch vụ đó thì cũng cần công bằng ở chỗ ai đóng góp nhiều sẽ được nhiều, người dân khi tham gia thực sự được hưởng quyền lợi đó, tạo ra thu nhập, động lực để bảo vệ và phát triển rừng.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)