4. Giới hạn của đề tài
3.4.2. Các hình thức quản lý, bảo vệ rừng sau khi giao, khoán
Dưới đây là các bảng kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra hộ về các nội dung liên quan đến cách bảo vệ rừng của các hộ gia đình sau khi đã nhận khoán:
Bảng 3.9. Phân bố số hộ theo nhận thức của họ về bảo vệ rừng
STT Lực lượng bảo vệ tốt nhất Số hộ Tỷ lệ hộ (%)
1 1- Người dân địa phương 41 51,9
2 2- Chính quyền sở tại 29 36,7
3 3- Kiểm lâm 7 8,9
Người dân cho rằng, người địa phương mà cụ thể là chính những người nhận khoán tự giữ rừng của mình là tốt nhất (51,9 % số hộ).
Bảng 3.10. Phân bố số hộ theo nhận thức về giao rừng để bảo vệ
STT Rừng được bảo vệ tốt khi Số hộ Tỷ lệ hộ (%)
1 1- Giao cho hộ 69 88,5
2 2- Giao cho nhóm hộ 4 5,1
3 3- Giao cho cộng đồng 5 6,4
Tuy nhiên, khi gom thành nhóm hộ bảo vệ chung với nhau hay khi giao cho cả cộng đồng thì người dân không cho rằng đó là cách làm cho hiệu quả cao hơn (5,1 và 6,4% số hộ). Việc giao, khoán cho hộ tự giữ lấy chiếm đa số 88,5%.
Bảng 3.11. Phân bố số hộ theo cách mà họ thông báo về phá rừng
STT Cách thông báo Số hộ Tỷ lệ hộ (%)
1 Báo cho làng 57 72,1
2 Báo cho xã 13 16,5
3 Báo cho chủ rừng (CT, BQL) 8 10,1
4 Không báo cho ai 1 1,3
Cách thức bảo vệ rừng đang được áp dụng là đi tuần tra theo hộ hay nhóm hộ trong phạm vi diện tích mà hộ nhận khoán. Khi biết có người vi phạm, họ sẽ báo cho Ban quản lý của làng (trưởng thôn, phó thôn, chủ tịch mặt trận), đấy là cách thông báo phổ biến nhất (chiếm 72,1% số hộ). Song việc lập biên bản và xử lý vi phạm hoàn toàn do Kiểm lâm hay đơn vị có chức năng, vì vậy mà người dân cho rằng việc liên kết giữa các hộ với nhau và hợp tác giữa hộ với cơ quan liên quan và chủ rừng là những cách thức bảo vệ rừng tốt nhất.
Nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng như thế nào là tốt đã khá rõ ràng, họ đề cao tính cá nhân (hộ) và cộng đồng trong bảo vệ rừng, họ cũng cho rằng hợp tác thì tốt hơn độc lập tự chủ trong quá trình bảo vệ và phân xử theo quy ước đề ra. Trong thực tế, với diện tích rừng phòng hộ hiện còn, căn cứ vào nguồn ngân sách và tình hình dân số, phân chia mỗi nhóm hộ nhận khoán một diện tích nhất định tùy theo nhân khẩu hiện có tại thời điểm giao khoán vẫn được người dân đồng tình, nhưng để họ tự tổ chức lại và phân công trách nhiệm bảo vệ rừng. Các sáng kiến tự tổ chức lại này cần được phát huy để làm hạt nhân hình