Tình hình thu nhập của các hộ nhận khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 59 - 65)

4. Giới hạn của đề tài

3.5.1. Tình hình thu nhập của các hộ nhận khoán

3.5.1.1. Phân bố của tổng thu nhập và cơ cấu thu nhập giữa các nguồn thu

Bảng 3.12. Phân bố của tổng thu nhập và các đặc trưng của nó

Phân bố của tổng thu nhập (hộ, %)

Cấp thu nhập Số hộ %

Dưới 10 triệu 11 13,9

Từ 10 - 20 triệu 31 39,2

Từ 20 - 50 triệu 34 43,1

Trên 50 triệu 3 3,8

Tình hình thu nhập chung được trình bày ở Bảng 3.12, về tổng thu nhập trung bình của một hộ là 21,9 triệu đồng, hộ có thu nhập cao nhất là 74 triệu/ năm và hộ có thu nhập thấp nhất là 4,7 triệu/năm. Có 11 hộ có thu nhập dưới 10 triệu đồng (chiếm 13,9% tổng số hộ điều tra); số hộ có mức thu nhập từ 10-20 triệu là 45 hộ (chiếm 57%), hộ có mức thu nhập trên 50 triệu là 5 hộ (chiếm 6,3%). Có thể khẳng định rằng, với số khẩu bình quân xấp xỉ 4 người/hộ thì thu nhập dưới 10 triệu/hộ/năm tương đương 200 ngàn/người/tháng là hộ nghèo, theo chuẩn nghèo ở Việt Nam là 400.000 đồng/tháng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.

Về cơ cấu thu nhập của hộ từ các nguồn thu khác nhau (xem Bảng 3.13), cho thấy:

Bảng 3.13. Các nguồn thu nhập chính mà các hộ gia đình đang sử dụng

Hạng mục Từ trồng trọt Từ chăn nuôi Từ rừng Từ phi NN Số hộ sử dụng (hộ) 77 52 76 67 TN bình quân (triệu/hộ) 6,91 6,54 5,87 6,14 TN ít nhất (triệu/hộ) 0,5 1,0 1,1 1,2 TN lớn nhất (triệu/hộ) 42,0 27,0 12,6 36,0

Trong 79 hộ điều tra thì có 77 hộ có nguồn thu từ trồng trọt, chiếm 30,8% trong tổng nguồn thu, bình quân 6,91 triệu đồng trên năm, hộ có thu nhập thấp nhất là 0,5 triệu đồng trên năm, hộ có thu nhập lớn nhất là 42 triệu đồng trên năm. Qua đó cho ta thấy, sự chênh lệch về thu nhập đối với hộ gia đình là quá lớn, lớn nhất so với tất cả các nguồn khác.

Chăn nuôi là nhóm sinh kế được thực hiện nhiều trong các hộ gia đình, có 52/79 hộ có thu nhập từ chăn nuôi. Các hộ gia đình này chủ yếu là nuôi heo, trâu bò và gia cầm, một năm hộ gia đình có thể nuôi được 2 - 3 lứa heo và sản phẩm có được là để bán cho người thu mua tận nhà. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm 19,7% trong tổng nguồn thu, thấp nhất giữa các nguồn thu; mức trung bình là 6,54 triệu đồng/năm, hộ có thu nhập thấp nhất là một 1,0 triệu đồng/năm, hộ có thu nhập cao nhất là 27 triệu đồng/năm.

Có 76 hộ có nguồn thu từ rừng (chủ yếu là thu hái LSNG) và chiếm 25,8% tổng nguồn thu, với mức thu nhập bình quân là 5,87 triệu đồng trên hộ, hộ có thu nhập thấp nhất là 1,1 triệu, hộ có thu nhập cao nhất là 12,6 triệu. Như vậy, về giá trị thu nhập từ rừng chiếm khoảng 1/4 của tổng thu nhập, còn về số hộ thì đã chiếm 98,7% số hộ điều tra.

Có 67 hộ có nguồn thu từ phi nông nghiệp (khoán BVR, lương, buôn bán, làm thuê,…) chiếm 23,8% tổng nguồn thu, với thu nhập bình quân là 6,14 triệu đồng/hộ/năm, hộ có thu nhập thấp nhất là 1,2 triệu và hộ có thu nhập cao nhất là 36 triệu. Nguồn thu này thực tế gồm cả ngoài nông nghiệp và phi nông.

- Thu nhập ngoài nông nghiệp chủ yếu trong các gia đình là từ làm thuê. Hoạt động thuê mướn này phát sinh trong thời gian nông nhàn, thiếu hoặc không đất sản xuất nên đi làm thuê cho các chủ thầu khoán các công trình trồng, chăm sóc và khai thác rừng trồng, với tiền công là 150 - 160 ngàn đồng/ngày.

- Thu nhập phi nông nghiệp của một số người hưởng lương từ Nhà nước nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cán bộ xã, thôn và lực lượng giáo viên. Ngoài ra, nguồn thu từ các dịch vụ và buôn bán hầu như không có, chỉ tập trung vào một số ít hộ người Kinh.

Trong trot 30.8% Chan nuoi 19.7% Lam nghiep 25.8% Phi NN 23.8%

Hình 3.2. Cơ cấu thu nhập từ các nguồn khác nhau của hộ gia đình

Từ kết quả phân tích các nguồn thu nhập chính của nông hộ cho thấy, làm nông nghiệp (trồng trọt), chăn nuôi và đi rừng thu hái các sản phẩm của rừng lại là các sinh kế chính để tạo thu nhập cho họ. Thời gian nông nhàn, một số lao động chính trong gia đình phải đi làm thuê, phụ nữ trong gia đình hết sức vất vả do phần đông lập gia đình sớm và đóng vai trò cơ bản trong việc chăm lo cuộc sống gia đình. Tiền bán lâm sản thu hái từ rừng của người dân thường diễn ra theo kiểu lấy tiền trước rồi trao sản phẩm sau nên thường bị các con buôn ép giá, hiện tượng này rất phổ biến ở đồng bào thiểu số. Từ đó, họ không tích lũy được vốn, đời sống của họ sẽ còn gặp nhiều khó khăn và tiếp tục thiếu thốn. Mặc dù sau lao động làm thuê, thu hoạch các sản phẩm tự nhiên từ rừng là sinh kế chính. Tuy nhiên, chỉ có một số ít sản phẩm là có ý nghĩa hàng hóa, đặc biệt là chai cục, đót, lá nón, mật ong là được chú ý, vì đó là sản phẩm mà người dân đem bán để lấy tiền mua lương thực và thực phẩm. Điều này cho thấy hệ thống sinh kế của người dân hiện nay vẫn còn theo hướng tự cung tự cấp, thể hiện điều kiện chậm phát triển của địa phương.

So sánh với các nguồn thu nhập khác thì thu nhập từ rừng chiếm tỷ trọng thấp, song sự chênh lệch giữa các nguồn thu nhập là không nhiều (thu nhập từ rừng 25,8% so với cao nhất từ nông nghiệp 30,8%). Điều đó cho thấy thu nhập từ rừng là phần không thể thiếu của các hộ gia đình. Vì số hộ tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp chiếm gần 100% cho nên có thể khẳng định vai trò mang tính xã hội của ngành nghề này tại địa phương.

3.5.1.2. So sánh thu nhập giữa các đối tượng, thành phần

- Thu nhập giữa các nhóm dân tộc:

Bảng 3.14. Đặc trưng thu nhập của các nhóm dân tộc khác nhau

Dân tộc Số hộ TN bình quân TN tối thiểu TN tối đa

1- Bana 46 21,7 6,6 58,3

2- Chăm 13 19,5 6,7 36,8

3- H’rê 20 24,0 9,6 75,5

Qua số liệu thu thập được từ 79 hộ gia đình cho thấy, mức tổng thu nhập bình quân của hộ là 21,7 triệu đồng/năm, bình quân một nhân khẩu 5,4 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân trong nhóm dân tộc bản địa là Chăm, Bana, H’rê không có sự chênh lệch nhiều. Điều này cho ta thấy rằng khả năng làm giàu của người dân bản địa ở đây có thể xảy ra. Ngược lại, có sự khác biệt lớn về thu nhập bình quân giữa nhóm dân tộc bản địa và dân tộc khác.

- Thu nhập giữa các nhóm kinh tế hộ (Bảng 3.15):

Bảng 3.15. Đặc trưng thu nhập của các nhóm kinh tế hộ khác nhau

Nhóm hộ Số hộ TN bình quân TN tối thiểu TN tối đa

1- Trung bình 35 32,1 14,5 75,5

2- Nghèo 44 13,9 6,6 23,0

Như đã đề cập ở trên, khi phân chia kinh tế hộ, ở đây chỉ có 2 loại là trung bình và nghèo. Dựa trên số liệu điều tra của 79 hộ (Bảng 3.15) cho thấy thu nhập của hộ trung bình gấp 2 lần so với hộ nghèo, kể cả các trị số tối thiểu và tối đa cũng đều như vậy. Kết quả ấy chứng tỏ: việc phân loại giàu nghèo của hộ là đáng tin cậy và sự khác biệt về kinh tế giữa 2 nhóm hộ này là rất rõ rệt.

- Thu nhập giữa các nhóm nghề nghiệp (Bảng 3.16):

Bảng 3.16. Đặc trưng thu nhập của các nhóm nghề nghiệp khác nhau

Nghề nghiệp Số hộ TN bình quân TN tối thiểu TN tối đa

1- Nông nghiệp 70 21,1 6,6 75,5

Theo kết quả thống kê nghề nghiệp như đã trình bày (Bảng 3.16), suy cho cùng có 2 nhóm ngành nghề chính là nông nghiệp (gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) và còn lại là phi nông nghiệp (gồm CBCNV, buôn bán và dịch vụ, hỗ trợ mất khả năng lao động). Thu nhập bình quân của nhóm phi nông nghiệp vẫn cao hơn so với nhóm nông nghiệp, tuy vậy những hộ giàu nhất lại nằm trong nhóm nông nghiệp. Có thể nói, những người làm công ăn lương Nhà nước và buôn bán nhỏ tuy thu nhập không thật sự cao nhưng ổn định và tương đối đều giữa các hộ. Đó là lý do khiến thu nhập bình quân của các hộ phi nông cao hơn. Diễn giải cụ thể cho các nguồn thu nhập hộ như sau:

- Thu nhập từ canh tác nông nghiệp:

Phương thức canh tác truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số là trồng trọt các loại cây ngắn ngày trên nương rẫy để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày theo kiểu tự cung tự cấp. Sau khi định canh định cư (năm 1992), với sự trợ giúp của khuyến nông, người dân ở đây đã biết trồng lúa nước, vì vậy việc trồng lúa nước cùng với trồng mỳ (sắn) trên nương rẫy là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, các loại cây trồng khác như đu đủ, bầu, bí, ớt, rau, ... chỉ đủ dùng trong gia đình. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật, thiếu đầu tư thâm canh, việc trồng lúa chỉ dựa vào nước trời nên năng suất thấp, có nhiểu hộ gia đình dù thừa đất sản xuất nhưng vẫn thiếu gạo ăn thường xuyên. Một số hộ có đất đã trồng cây Điều và đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện được cuộc sống gia đình.

- Thu nhập từ chăn nuôi:

Về chăn nuôi chủ yếu là bò, heo với phương thức thả rông không chuồng trại, kết hợp với mạng lưới thú y của xã không đủ mạnh nên không kiểm soát được dịch bệnh thường mang lại rủi ro cho người nông dân. Qua điều tra cho thấy hộ nào cũng có nuôi bò hoặc heo. Hộ trung bình thì họ tự đầu tư nuôi bò thành đàn từ 3-4 con trở lên, hộ nghèo thì có ít nhất một con bò do chính quyền địa phương cấp từ năm 2008 theo chương trình 30a của Chính phủ. Tuy là heo nuôi nhưng cũng vẫn thả rông tự nhiên vào rừng, không chuồng trại. Theo người dân cho biết, nhờ thả rông nên heo nhà phối với heo rừng cho ra heo lai bán rất cao giá so với heo thường.

- Thu nhập từ làm thuê:

Việc các tổ chức kinh tế được giao đất, cho thuê đất trống đồi núi trọc để trồng rừng kinh tế đã có lời giải cho lực lượng lao động nông nhàn ở địa phương. Nhu cầu cần lực lượng lao động để xử lý thực bì, trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm rừng trồng đã hỗ trợ cho người dân ở đây có nguồn thu nhập từ hoạt

động làm thuê này. Làm thuê mang lại thu nhập không nhỏ cho gia đình. Đây là nguồn để giải quyết nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, hoặc mua gạo ăn trong những tháng thiếu lương thực giáp hạt.

Từ những kết quả về thu nhập có được từ các kiểu sinh kế, người ta dễ liên tưởng đến cái gọi là “tài sản tự nhiên” như đất đai và cây trồng ở nương rẫy dồi dào sẽ dẫn đến thu nhập cao cho người dân tại đây. Sự thật không phải như thế. So sánh tổng diện tích đất canh tác, diện tích đất trồng lúa nước, diện tích đất rẫy và cả đất trồng cây lâu năm cho thấy, bình quân diện tích canh tác/hộ đều khá lớn, nhưng thu nhập từ đất canh tác lại thấp. Vấn đề ở đây là nhóm cả người Bana, H’rê và người Chăm chưa tận dụng hết tài nguyên đất để trồng trọt. Rất có thể là đất không tốt hoặc cách làm nương rẫy vẫn còn tồn tại dẫn đến diện tích có đất thì nhiều nhưng diện tích thực làm thì ít hơn.

Các loài cây trồng và vật nuôi nhìn chung là không đa dạng, thậm chí là nghèo nàn nếu nhìn vào loài cây trồng choán gần hết diện tích đất canh tác chỉ là lúa nước và sản phẩm cây ngắn ngày. Tất cả chưa trở thành thứ sản phẩm hàng hoá. Ngay cả vật nuôi, vẫn là những con vật quen thuộc từ lâu tại mỗi gia đình (bò, heo) và cũng nuôi theo kiểu thả rông là chính. Tóm lại, kỹ thuật thâm canh và chuyên canh từng loại cây trồng, vật nuôi chưa xâm nhập được vào vùng này.

Liên quan tới tài nguyên rừng, ở góc độ hộ gia đình mà nói, khả năng tiếp cận của hộ vào rừng tùy thuộc vào lượng lâm sản mà họ có thể khai thác được. Trên thực tế, đây là rừng lá rộng, các lâm sản ngoài gỗ từ rừng này khá phong phú. Cái mà người dân cần là gỗ và lâm sản từ rừng để mua bán hay trao đổi các sản phẩm và đồ dùng gia đình chứ không hẳn là đất để canh tác cây trồng. Thực tế người dân vào rừng để khai thác lâm sản (kể cả gỗ) nhiều hơn so với xâm canh đất rừng để trồng cây lâm nghiệp. Vì là vấn đề nhạy cảm nên cả khai thác gỗ và săn bắn động vật rừng đều không thu được số liệu cụ thể, mặc dù chúng đã và đang được khai thác với nhiều hình thức khác nhau.

Có lẽ thiếu vốn và tư liệu sản xuất dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi thấp là nguyên nhân của tình trạng nghèo nàn của các hộ sống trong khu vực. Do đó, giải quyết vấn đề vốn trở thành một nhu cầu bức thiết cần được đánh giá là vấn đề ưu tiên cao nhất. Vòng luẩn quẩn trong khu vực là do không có vốn và tư liệu sản xuất, nên các hộ nghèo phải đi làm thuê, làm thuê cho thu nhập không đủ sống, nghèo đói luôn bám theo nên họ không có khả năng tích luỹ để cải thiện đời sống, và lại cứ kéo dài như thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)