Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

4. Giới hạn của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

a) Dân số: Dân số trung bình toàn tỉnh là 1.501.800 người, mật độ dân số

trung bình 297 người/km2.

Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện và thành phố, chủ yếu tập trung ở thị xã, thị trấn huyện lỵ, trung tâm các xã, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Dân cư đô thị chiếm 35%, dân cư nông thôn chiếm 65%.

chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân đã được nâng lên.

b) Dân tộc: Tỉnh Bình Định có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống như:

Người Kinh 1.471.585 nhân khẩu chiếm 98% chủ yếu sống ở đồng bằng và thành thị, người Bana 15.523 nhân khẩu chiếm 01% dân số, người Chăm 4.593 nhân khẩu chiếm 0,3% dân số, người H’rê 7.523 nhân khẩu chiếm 0,5% dân số, còn lại là các dân tộc khác như Tày, Nùng, Thái, Hoa ...

c) Lao động: Tổng số lao động trong độ tuổi là 880,4 nghìn người, bình quân

hàng năm tăng khoảng 19,3 nghìn người, trong đó lao động nông nghiệp, lâm nghiệp khoảng 616,3 nghìn người chiếm 70%.

Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và cả nước. Lao động có kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và trong các doanh nghiệp Nhà nước, còn ở khu vực khác tỷ lệ lao động đã được đào tạo còn rất thấp. Phần lớn lực lượng lao động là lao động thủ công trong các ngành nông, lâm nghiệp và chế biến lâm sản.

3.1.2.2. Thực trạng chung về kinh tế

Hiện nay, Bình Định đã và đang tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng theo quy hoạch 8 khu công nghiệp (chưa tính các khu công nghiệp trong khu kinh tế Nhơn Hội) với tổng diện tích quy hoạch là 1.761 ha, 37 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.519,37 ha, đặc biệt là Khu kinh tế Nhơn Hội (12.000 ha, trong đó có 1.300 ha khu công nghiệp); tập trung xây dựng thành phố Quy Nhơn (đô thị loại I thuộc tỉnh) trở thành trung tâm tăng trưởng phía Nam của vùng và đầu mối giao thông phục vụ trực tiếp cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn để gắn kết với các khu vực lân cận theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây; phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nước sâu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông....

Bình Định là tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển; với chiều dài bờ biển 134km; vùng lãnh hải 2.500km2, vùng đặc quyền kinh tế 40.000km2; có các cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi và khu trú đậu tàu thuyền Tam Quan. Trong các cảng cá nêu trên có cảng cá Nhơn Châu là tốt nhất, có nguồn lợi hải sản phong phú, giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ đại dương, cá nục, cá trích, cá cơm, cá chuồn, tôm mực cùng các đặc sản quý hiếm (yến sào, cua huỳnh đế, hải sâm...).

3.1.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng

vật chất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực. Toàn tỉnh có 02 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp, 50 trường trung học phổ thông, 142 trường trung học cơ sở, 242 trường tiểu học và 192 trường mầm non, với gần 350 ngàn học sinh; có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và 10 trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp, 4 trung tâm ngoại ngữ, tin học và 5 cơ sở tin học. Hệ thống trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng và hoạt động ngày càng năng động. Tỉnh ta đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ năm 1998, đạt phổ cập THCS năm 2004, đạt chuẩn tiểu học đúng độ tuổi vào tháng 12.2005.

b) Y tế: Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ đã

tích cực triển khai tốt công tác y tế dự phòng, kịp thời triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, không để xảy ra dịch bệnh lớn; công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo và giám sát chặt chẽ. Thực hiện tốt việc khoanh vùng dịch, tuyên truyền vận động vệ sinh môi trường tại cộng đồng; chủ động điều tra, giám sát dịch tễ, nhất là các dịch bệnh mới và nguy hiểm. Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất, phương tiện, nhân lực và chủ động tích cực trong công tác phòng chống dịch trong khắc phục hậu quả lũ lụt. Tăng cường công tác khám chữa bệnh, nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ bệnh nhân gắn với nâng cao chất lượng chuyên môn, nâng cấp trang thiết bị. Đến nay đã có 152/159 trạm y tế có bác sỹ (133 xã có bác sỹ tại chỗ, 19 xã tăng cường) đạt tỷ lệ 95,6%, vượt 0,6% so với kế hoạch. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Thực hiện tốt Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn 17,27%, vượt 0,73% so với kế hoạch.

c) Bưu chính viễn thông: Hoạt động văn hoá thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống được chú trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được tiếp tục phát triển, hầu hết địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình. Mạng Bưu chính tiếp tục đảm bảo cung cấp các dịch vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu về chuyển phát thư, báo, các loại công văn giấy tờ, bưu phẩm, bưu kiện cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân; tỷ lệ xã có báo trong ngày khoảng 96%.

d) Giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường biển khá thuận lợi. Quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định dài 118 km, Quốc lộ 1D đoạn qua Bình Định dài 20,7 km, Quốc lộ 19 qua Bình

tỉnh thuộc khu vực vùng Bắc Tây Nguyên qua các cửa khẩu quốc tế Đức Cơ, Bờ Y và vùng 3 biên giới Việt Nam- Lào - Campuchia, là một trong những con đường có chất lượng tốt nhất trong hệ thống trục ngang ở miền Trung Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện liên kết Đông - Tây, thúc đẩy giao lưu kinh tế, hợp tác phát triển với bên ngoài. Sân bay Phù Cát cách Tp. Quy Nhơn 30 km về phía Tây Bắc, có đường băng rộng 45 mét dài 3.050 mét. Tuyến Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại mỗi tuần có 10 chuyến bay của Vietnam Airlines và 7 chuyến bay của Air Mekong; tuyến Quy Nhơn - Hà Nội và ngược lại mỗi tuần có 6 chuyến bay của Vietnam Airlines. Nhà ga hàng không có công suất 300 hành khách/giờ. Đường sắt Bắc - Nam đi qua Bình Định dài 148 km gồm 11 ga, trong đó ga Diêu Trì là ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đường sắt. Ngoài các chuyến tàu Bắc- Nam còn các chuyến tàu nhanh từ Quy Nhơn đi vào các tỉnh khu vực Nam Trung bộ đến TP Hồ Chí Minh và đi ra đến Nghệ An.

Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn và cảng nội địa Thị Nại, trong đó cảng biển quốc tế Quy Nhơn có khả năng đón tàu tải trọng từ 2-3 vạn tấn, cách Phao số 0 khoảng 6 hải lý, cách hải phận quốc tế 150 hải lý. Hiện cảng có 6 bến với 840m cầu cảng, khoảng 17.680m2 kho, 12.000m3 bồn và trên 200.000m2 bãi.

đ) Thuỷ lợi: Bình Định có 04 sông lớn là sông Kôn, sông Lại Giang, sông La

Tinh và sông Hà Thanh, hiện có khoảng 135 hồ tự nhiên và nhân tạo với tổng diện tích 38.000ha chuyên dùng để cung cấp nước cho các loại cây trồng. Các công trình thuỷ lợi đã mang lại hiệu quả nhất định trong sản xuất lương thực, góp phần định canh định cư, xoá đói giảm nghèo và an toàn lương thực trên địa bàn tỉnh.

e) Cung cấp điện: Hệ thống mạng lưới các sông suối tập trung nhiều ở miền

núi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủy lợi và thủy điện; tổng trữ lượng nước khoảng 5,2 tỷ m3; tiềm năng thủy điện khoảng 182,4 triệu kW. Bình Định đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến tới 2015 với mục tiêu 100% số xã có điện, trong đó 97% số xã được cấp điện lưới quốc gia, 98% số thôn có điện. Những năm qua đã tranh thủ nguồn vốn WB đầu tư trung áp, hạ áp, đến nay 100% xã có điện lưới (trừ xã đảo Nhơn Châu) và có trên 99% số hộ dùng điện. Thực hiện việc chuyển đổi mô hình, cấp phép hoạt động điện lực, vận hành lưới điện hạ thế an toàn, áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng điện, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo giá bán điện đến hộ dân nông thôn.

g) Khoa học công nghệ: Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc

nghiên cứu, ứng dụng nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng đem lại

hiệu quả thiết thực như giống mới, kỹ thuật canh tác phòng trừ dịch, hại tổng hợp, thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Nhìn chung, hoạt động khoa học và công nghệ trên một số lĩnh vực công nghệ sinh học, kiểm định, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa có cố gắng phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)