Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

4. Giới hạn của đề tài

2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Lập bảng cơ sở dữ liệu theo các hàng và cột, mỗi hàng là một hộ điều tra, mỗi cột là một trong những chỉ tiêu điều tra ứng với từng câu hỏi.

Phương pháp chung được sử dụng là phương pháp thống kê mô tả, phân tích bằng hệ thống bảng biểu và sơ đồ, tính các chỉ số như tổng giá trị, số lượng, giá trị trung bình theo nhóm hộ hay đối tượng cần so sánh và phân tích.

Số liệu phân tích theo các nhóm thông tin sau:

- Các thông tin liên quan đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng (thu được từ tài liệu thứ cấp) được tổng hợp và phân tích theo các chỉ tiêu chung cho toàn tỉnh và tổng hợp theo mẫu biểu quy định hay theo hướng phân tích của đề tài.

nước và địa phương. Sau đó phân tích sự tác động của các chính sách đến công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng ở địa bàn nghiên cứu.

- Số liệu điều tra kinh tế hộ gia đình được tổng hợp vào biểu theo các chỉ tiêu số khẩu, số lao động, diện tích các loại đất, diện tích rừng, thu nhập từ các loại hoạt động sản xuất, từ đó tính thu nhập bình quân.

Phân tích thông tin có sự tham gia của người dân vào các hoạt động từ bộ câu hỏi phỏng vấn theo 2 cách:

- Xác định và chọn thông tin định lượng biểu thị cho vấn đề, ý tưởng, hoạt động mang tính đại diện cho cộng đồng bằng phương pháp tần số (nghĩa là theo số đông trong bảng phỏng vấn) hay sử dụng các đặc trưng mẫu (số trung bình, số lớn nhất và nhỏ nhất).

- Phân tích thông tin định tính chủ yếu theo phương pháp hai mảng (ưu điểm - khuyết điểm, thuận lợi - khó khăn, nguyên nhân - giải pháp) và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT). Thông tin thu thập được đều từ phía người dân.

Bảng 2.2. Tóm tắt các phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Nội dung Cách thực hiện

Hiện trạng các hoạt động sản xuất lâm nghiệp

- Mô tả các hoạt động theo thời gian - Sử dụng số liệu từ thống kê mô tả - So sánh điểm giống và khác nhau Kết quả của các hoạt động

sản xuất sau giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng.

- Phân tích kết quả từ hoạt động ở rừng tự nhiên và rừng trồng

- So sánh những kết quả có được giữa hai giai đoạn trước và sau khi giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng

Thu nhập của người dân - Các nguồn cho thu nhập và lượng thu nhập - So sánh thu nhập giữa các nguồn

Kết quả về mặt xã hội

- Phân tích thu nhập của người dân từ sau nhận khoán dựa trên kết quả phỏng vấn

- Đánh giá sự tham gia của người dân từ sau nhận khoán dựa trên kết quả phỏng vấn.

Hình 2.1. Tiến trình nghiên cứu Những tồn tại trong GĐGR và khoán bảo vệ rừng Nguyên nhân của những tồn tại Đề xuất giải pháp

Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả GĐGR, KBVR

Nội dung nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Thu thập tài liệu thứ cấp Khảo sát khu vực nghiên cứu Phỏng vấn các bên liên quan

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)