4. Giới hạn của đề tài
3.3.1. Tình hình thực hiện giao khoán bảo vệ rừng
Tổng diện tích khoán bảo vệ rừng trên toàn tỉnh Bình Định từ các Ban quản lý rừng và Công ty lâm nghiệp là 108.801,2 ha so với diện tích là 174.656,8 ha đạt 62%.
Trong đó:
- Khoán cho tổ chức: 4.842,3 ha với 19 tổ chức, chiếm 4,5% tổng diện tích khoán (gồm: Huyện đội, Công an xã, bộ đội biên phòng, Hội cựu chiến binh xã).
- Khoán cho nhóm hộ, cộng đồng: 8.415,8 ha với 169 nhóm hộ, cộng đồng chiếm 7,7% tổng diện tích khoán.
- Khoán cho hộ gia đình: 95.543 ha với 8.646 hộ gia đình, chiếm 87,8% tổng diện tích khoán.
Theo kết quả điều tra từ 79 hộ dân trong khu vực nghiên cứu thì có 55 hộ nhận khoán bảo vệ rừng, với diện tích trung bình 14,7 ha/hộ; hộ nhận khoán nhiều nhất là 35 ha; hộ nhận khoán ít nhất là 5,0 ha (Bảng 3.4). Khi phỏng vấn cơ quan cho khoán (Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh, BQL rừng phòng hộ An Lão, BQL rừng đặc dụng An Toàn) thì họ trả lời rằng, sở dĩ có sự chênh lệch này là do mức khoán căn cứ theo số nhân khẩu trong hộ.
Bảng 3.4. Phân bố diện tích đất giao khoán và các đặc trưng của nó
Phân bố diện tích đất khoán (hộ, %) Đặc trưng của diện tích đất khoán
Mức nhận đất Số hộ % Số hộ có nhận khoán 55
Dưới 10 ha 13 24,6 DT trung bình (ha/hộ) 14,7 Từ 10 - 30 ha 34 61,8 DT nhỏ nhất (ha/hộ) 5,0 30 ha trở lên 8 13,6 DT lớn nhất (ha/hộ) 35,0
Cũng theo kết quả điều tra, có 13 hộ nhận khoán bảo vệ rừng với mức nhận dưới 10 ha chiếm 56,4% tổng số hộ nhận; có 34 hộ nhận với mức từ 10 - 30 ha; có 8 hộ nhận với mức trên 30 ha cùng chiếm 13,6% tổng số hộ được nhận. Diện tích nhận khoán thấp nhất là 5,0 ha/hộ và nhiều nhất là 35,0 ha/hộ.
Bảng 3.5. Đặc trưng nhận khoán của các nhóm dân tộc khác nhau
Dân tộc Số hộ DT bình quân DT tối thiểu DT tối đa
1- Bana 30 15,7 5,0 30
2- Chăm 8 16,9 10,0 30,0
3- H’rê 17 11,7 5,0 30,0
Qua điều tra ghi nhận, không có sự khác biệt hoặc ưu tiên nào của việc nhận khoán bảo vệ rừng giữa các nhóm dân tộc, phản ánh sự bình đẳng trong việc chia rừng khoán bảo vệ cho người dân có hộ khẩu thường trú và định cư ở đây.
Bảng 3.6. Đặc trưng nhận khoán của các nhóm kinh tế hộ khác nhau
Nhóm hộ Số hộ DT bình quân DT tối thiểu DT tối đa
1- Trung bình 10 19,9 6,0 35,0
2- Nghèo 45 12,3 5,0 35,0
Ở Bảng 3.6 cũng cho thấy, căn cứ theo tỷ lệ giàu nghèo thì không có sự chênh lệch về số hộ cũng như diện tích nhận khoán bảo vệ rừng giữa các nhóm kinh tế hộ, phản ánh sự cào bằng trong việc chia rừng khoán bảo vệ cho người dân mặc dù họ có mức giàu nghèo khác nhau.
Bảng 3.7. Lý do nhận khoán và không nhận khoán của các hộ
Lý do nhận khoán (hộ, %) Lý do không nhận khoán (hộ, %)
1- Tăng thêm thu nhập 76,4 1- Muốn tham gia nhưng
không được giao 95,8
2- Do trên đưa xuống 18,2 2- Khác 4,2
3- Khác (ví dụ: hái LSNG) 5,4
Về lý do nhận khoán, đa số (76,4%) cho rằng việc nhận khoán bảo vệ rừng làm tăng thêm thu nhập gia đình là chính, một số ít (18,2%) là do trên nói sao thì họ làm như vậy, còn việc thu hái sản phẩm từ rừng thì không quan trọng (5,4%) bởi vì họ cùng chia sẻ lợi ích trong cộng đồng (Bảng 3.7).
Về lý do không tham gia thì 95,8% số hộ cho rằng, họ muốn tham gia nhưng không được giao. Ghi nhận từ bên khoán cho rằng, số hộ không được tham gia là vì việc giao khoán bảo vệ rừng thực hiện từ năm 1996 và cứ như vậy mà thực hiện đến nay, nên số hộ không được nhận là những hộ mới lập ra ở riêng. Vậy, việc còn tồn đọng khoảng 30% số hộ chưa được nhận khoán không phải là do hết rừng và sự giải thích của bên khoán là chưa hợp với nguyện vọng của người dân mà còn ẩn chứa vài điều gì khác nữa.