Thu nhập từ các hoạt động liên quan tới tài nguyên rừng tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

4. Giới hạn của đề tài

3.5.2. Thu nhập từ các hoạt động liên quan tới tài nguyên rừng tự nhiên

Theo chính sách khoán hiện tại, người dân được nhận tiền công khoán và thu hái một số loại sản phẩm phụ trong rừng. Như thế cũng có nghĩa là thu nhập có được sẽ phân thành 2 nhóm chính: Tiền mặt từ khoán bảo vệ rừng và tiền thu được từ việc bán các sản phẩm lấy được từ rừng. Nguồn thu này thay đổi tùy theo chính sách áp dụng và loại rừng hiện đang được giao khoán tại địa phương.

Biết rằng, có 76/79 hộ có nguồn thu từ rừng và chiếm 25,8% tổng nguồn thu với mức thu nhập bình quân là 5,87 triệu/hộ. Điều đó cho thấy, rừng vẫn là chỗ dựa của sinh kế đối với người dân nơi đây. Trên thực tế, việc săn bắn thú rừng và chặt cây gỗ đem bán vẫn là một nguồn thu lớn với một số hộ mà đề tài này không thể thu thập được số liệu. Bong dot 8.8% Dau cho 27.3% La non 10.7% Mat ong 17.5% Khoan BVR 35.8%

Hình 3.3. Cơ cấu các nguồn cho thu nhập từ rừng của các hộ

+ Thu nhập từ tiền công nhận khoán bảo vệ rừng

Hình 3.3 cho thấy rằng, khoảng thu nhập từ khoán bảo vệ rừng (300.000 đ/ha/năm) và bình quân 4,41 triệu đồng/hộ/năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất của thu nhập từ rừng.

Bảng 3.17. Phân bố diện tích giao khoán và thu nhập từ khoán

Đặc trưng của diện tích đất khoán Đặc trưng của thu nhập từ khoán

Số hộ có nhận khoán 55 Số hộ có nhận khoán 55 DT trung bình (ha/hộ) 12,7 TN trung bình (triệu/hộ) 4,41 DT nhỏ nhất (ha/hộ) 5,0 TN nhỏ nhất (triệu/hộ) 1,5 DT lớn nhất (ha/hộ) 35 TN lớn nhất (triệu/hộ) 10,5

Theo Bảng 3.17, có 55 hộ trong tổng số 79 hộ điều tra có nguồn thu từ nhận khoán BVR, nguồn thu này dường như là không có sự khác biệt lớn vì theo số lượng nhân khẩu trong hộ. Thực tế ấy thể hiện chính sách hỗ trợ cho đồng bào vùng dân tộc hơn là đầu tư cho hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng. Do vậy, trên hiện trường nhận khoán, bà con cũng ít bỏ công sức đầu tư cho hoạt động này, định kỳ 2 lần trong năm họ tu sửa lại đường ranh giới lô theo sự chỉ dẫn của đơn vị giao khoán và với sự tham gia của Kiểm lâm địa bàn và chính quyền địa phương để đánh giá công tác BVR sau khi khoán làm cơ sở thanh toán tiền công khoán.

+ Thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ ở rừng tự nhiên

Lâm sản ngoài gỗ có ý nghĩa rất lớn đối với người dân, nhất là trong giai đoạn trước mắt, đây là nguồn thu không nhỏ trong các hộ gia đình nghèo chiếm 16,56% tổng thu nhập. Qua ghi nhận từ sự tham gia của người dân tại vùng nghiên cứu việc sử dụng, việc tiêu dùng hay mua bán các loại lâm sản ngoài gỗ cũng như mức độ khai thác hiện nay như sau:

Bảng 3.18. Đặc điểm của các loại lâm sản ngoài gỗ

STT Loại sản phẩm Tính ổn định Mục đích sử dụng

1 Nấm Ổn định Làm thực phẩm

2 Củi Ổn định Làm nguyên liệu đun nấu

3 Măng Ổn định Làm thực phẩm

4 Mây, hạt mây Ổn định Làm nhà, dụng cụ gia đình

5 Chò chai Ổn định Bán 6 Đót Ổn định Bán 7 Lá nón Ổn định Bán 8 Mật ong Không ổn định Bán 9 Lồ ô Ổn định Làm nhà 10 Động vật rừng Không ổn định Làm thực phẩm, bán

Do có ít ruộng, đất để sản xuất, nếu không có việc làm thuê thì phần lớn thời gian còn lại trong ngày của người dân địa phương sẽ dành cho việc đi vào rừng với cường độ cao để khai thác những sản phẩm để sử dụng trong gia đình. Theo đó, việc lấy các lâm sản như bông đót, dầu chò chai, lá nón hay mật ong mang tính chất kết

hàng hóa để mua bán với bên ngoài. Nói đúng hơn, người dân vẫn phải dựa vào rừng để kiếm miếng ăn chứ không phải tạo thu nhập để tích lũy vốn.

Kết quả điều tra cho thấy sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng là khá rõ ràng. Tiêu chí cho nhận định này là số hộ vào rừng và số lần vào rừng trên tuần hay tháng chứ không hẳn là số tiền mặt thu được. Đặc biệt, bộ phận người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, nghiêm trọng nhất là tình trạng không đủ tiền để mua lương thực, thực phẩm. Khi thu nhập càng thấp, đời sống của người dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên sẵn có ở trong rừng. Mặc dù một số nguồn thu từ rừng không được thể hiện trong thu nhập bằng tiền, nhưng chúng đã đóng góp rất lớn trong việc đảm bảo cuộc sống tự túc tự cấp từ các sản phẩm như gỗ, củi, nấm, măng, rau, động vật rừng… mà tất cả đều từ rừng.

Chỉ tính riêng nhu cầu chất đốt hiện nay ở tỉnh Bình Định nói chung và trong khu vực nghiên cứu nói riêng cho thấy, tất cả các hộ dân đều còn sử dụng củi trong sinh hoạt và chủ yếu là tự đi chặt lượm. Trong 79 nông hộ được phỏng vấn thì 100% số hộ sử dụng củi để đun và đều có vào rừng thu hái củi. Công việc này do phụ nữ và trẻ em thực hiện.

Trong các loại sản phẩm ngoài gỗ thì chò chai, lá nón, bông đót có số lượng khá và có tính chất thương mại, các loại sản phẩm này là nguồn thu chủ yếu và ổn định hàng năm; mật ong và thú rừng có giá trị cao nhưng số lượng ít. Tuy nhiên, chúng không phải là có quanh năm, chẳng hạn như đót chỉ cho sản phẩm thu hoạch khoảng một tháng trong năm, mật ong chỉ cho sản phẩm trong mùa xuân còn các mùa khác rất hiếm gặp.

Các sản phẩm ngoài gỗ lấy về thường được bán ngay cho các tư nhân buôn bán trong làng, mỗi làng thường có 2 - 3 người, họ bán các loại thực phẩm như cá, mắm, … và các nhu yếu phẩm khác cần dùng trong sinh hoạt; ngược lại họ mua tất cả những gì mà người dân ở đây có thể bán.

Việc khai thác các sản phẩm ngoài gỗ hiện nay không liên tục, mang tính chất thời vụ. Người dân chỉ thu nhặt sản phẩm ngoài gỗ trong thời gian nông nhàn, hoặc trong thời kỳ mùa thu hoạch sản phẩm đó cao, họ kết hợp thu hái nhiều loại sản phẩm khác nhau trong những lần đi rừng. Theo Bảng 3.18, số loại sản phẩm mà hộ có được càng nhiều thì số hộ có càng ít, điều đó cho thấy không phải hộ nào cũng lấy được nhiều loại sản phẩm cùng lúc.

Bảng 3.19. Phân bố số hộ theo số loại sản phẩm mà họ thu hái từ rừng

STT Số loại sản phẩm Số hộ Tỷ lệ hộ (%)

1 Không có 12 15,2

2 Thu hái 1 - 2 loại 40 50,6

4 Thu hái 3 loại 23 29,1

5 Thu hái 4 loại 4 5,1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)