4. Giới hạn của đề tài
3.6.2. Giải pháp về mặt xã hội, thực hiện chính sách và sự tham gia của người dân
dân trong các hoạt động
Qua quá trình nghiên cứu các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác sản phẩm từ rừng và QLBVR. Để thu hút sự tham gia của người dân vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp cùng với các tổ chức kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn, chúng ta cần chú trọng những vấn đề chính như sau:
- Về giao đất rừng và giao đất để trồng rừng: Đối với những khu rừng nghèo kiệt hoặc đất trống mà UBND xã đang quản lý nên giao cho các hộ gia đình trong khu vực để họ tổ chức sản xuất theo sự tham vấn của Công ty lâm nghiệp như trồng rừng nguyên liệu giấy hay rừng nguyên liệu đồ mộc, có thể xây dựng mô hình nông
lâm kết hợp nhằm lấy ngắn nuôi dài, có thêm thu nhập và góp phần ổn định cuộc sống của người dân.
- Trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, người dân luôn mong muốn được BQLR, Công ty Lâm nghiệp cùng UBND xã tạo điều kiện thuận lợi trong nhận khoán cũng như trong công tác sản xuất trên đất lâm nghiệp, kể cả hợp đồng trồng và chăm sóc rừng trồng. Tuy nhiên, cần chú trọng nhiều hơn vào hộ nghèo, ưu tiên cho họ QLBVR tự nhiên. Nên chăng chia sẻ diện tích giao khoán, thúc đẩy làm việc theo nhóm hộ, phát huy tinh thần hợp tác của các dòng họ có lẽ kết quả đạt được sẽ khả thi hơn. Để quản lý rừng nhận khoán đạt được kết quả cao nhất cần phát huy, khuyến khích truyền thống quản lý tài nguyên của cộng đồng, phát huy tối đa vai trò của trưởng thôn và những người có uy tín trong thôn, đưa họ tham gia vào các hoạt động tổ chức sản xuất cộng đồng để bảo vệ, sử dụng đất lâm nghiệp bền vững hơn.