Các chỉ tiêu đánh giá gia trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 33)

* Phân tích hiệu quả sản xuất:

Phân tích hiệu quả sản xuất là xem xét việc sử dụng các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động và kỹ thuật sản xuất…có đạt hiệu quả tối đa hay không, xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào với nhau và xem xét mối quan hệ của các yếu tố đầu vào đối với thu nhập (hoặc lợi nhuận) của một hoạt động sản xuất nào đó.

Từ việc phân tích hiệu quả sản xuất sẽ đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào hoặc chuyển đổi sang hoạt động sản xuất khác lợi nhuận cao hơn.

Hình 1. Đồ thị các đường thể hiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất

* Chi phí

Chi phí là những khoản chi ra để mua, trao đổi các nguồn lực đầu vào cho sản xuất nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh để thu được các sản phẩm dịch vụ đầu ra [3].

Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí là số tiền mà người nông dân phải bỏ ra để có được các nguồn lực đầu vào như vật tư nông nghiệp, thuê mướn lao động, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị… nhằm thực hiện quá trình sản xuất, mục đích cuối cùng là nhận được các sản phẩm nông sản đầu ra.

Hoạt động chăn nuôi vịt cũng phải tốn nhiều khoản chi phí như: chi phí về con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí chuồng trại, chi phí dụng cụ thiết bị chăn nuôi, chi phí chạy đồng và một số khoản chi phi khác.

* Biến phí

Biến phí là những mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị. Mức độ họat động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành, có thể là tỷ lệ thuận trong một phạm vi hoạt động. Chúng ta lưu ý rằng xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận, ngược lại nếu xem xét trên một mức độ hoạt động (một sản phẩm, một giờ máy chạy), biến phí là một hằng số [5].

Đối với chăn nuôi vịt biến phí bao gồm: chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí thuê mướn lao động, chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác.

Chi phí Doanh thu Tổng chi phí Biến phí Định phí Sản lượng 0

* Định phí

Định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức hoạt động của một đơn vị [5]. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại nếu quan sát chúng trên một mức độ hoạt động thì định phí tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Định phí trong chăn nuôi vịt bao gồm: chi phí chuồng trại, chi phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc chăn nuôi như máng đựng thức ăn, bình đựng nước uống, dụng cụ thu hoạch trứng… và các định phí khác.

* Doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền mà nhà sản xuất, kinh doanh dịch vụ có được từ hoạt động bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường [3].

Trong nông nghiệp, doanh thu là số tiền mà người nông dân có được sau khi bán các mặt hàng nông sản do chính họ làm ra; đối với những gia trại chăn nuôi vịt, doanh thu là số tiền thu được từ việc bán trứng và bán vịt.

Giá bán của vịt và trứng vịt là một đại lượng khá nhạy cảm và dao động thường xuyên. Đặc biệt là giá bán bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ và tình hình dịch bệnh khá rõ rệt, giá bán tăng cao khi sắp đến các dịp lễ hội truyền thống như: tết nguyên đán, tết trung thu, tết thanh minh…và giảm xuống đột ngột khi lượng cung trên thị trường đang dư thừa hoặc khi dịch cúm gia cầm xuất hiện…

* Lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động chăn nuôi vịt nên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan [3].

Thu nhập ròng = tổng doanh thu – tổng chi phí chưa có công lao động nhà Lợi nhuận ròng = tổng doanh thu – tổng chi phí có công lao động nhà

* Hiệu quả

Trong kinh tế học tân cổ điển, “hiệu quả” ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định.

Hiệu quả theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người “Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Theo từ điển Tiếng Việt trang 440, Viện ngôn ngữ học, 2002).

Nhà sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, nhân lực…). Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để có hiệu quả thì nhà sản xuất cần chú trọng đến 3 yếu tố đó là:

- Không sử dụng nguồn lực lãng phí. - Sản xuất với chi phí thấp nhất.

- Sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người.

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khi nhắc đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất đều đề cập đến 3 nội dung: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.

Hiệuquảkinhtế

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hoá và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế theo ý muốn chủ quan được.

Hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào (Theo từ điển thuật ngữ kinh tế

học, trang 224 – NXB, từ điển Bách Khoa Hà Nội 2001). Tiêu chí về hiệu quả

kinh tế thật ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại.

Một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh.

+ Giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất của các ngành, các bộ phận trong các thành phần kinh tế.

+ Giá trị tăng thêm và tỉ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phận trong các thành phần kinh tế.

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế, đồng thời còn thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu xã hội về sản phẩm của các khu vực kinh tế đảm nhận.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế. + Các chỉ tiêu trực tiếp:

● Tăng trưởng kinh tế (GDP) chung và của từng ngành.

● Giá thành phẩm, lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm của từng ngành, từng bộ.

● Năng suất lao động của từng ngành từng loại sản phẩm. + Các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp:

● Diện tích và cơ cấu đất đai. ● Vốn và cơ cấu vốn.

● Lao động và cơ cấu lao động. ● Cơ cấu vật nuôi, cây trồng. ● Cơ cấu từng loại rừng. ● Cơ cấu các loại sản phẩm. ● Năng suất đất đai.

● Năng suất cây trồng.

● Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa.

Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế nông thôn người ta còn sử dụng các chỉ tiêu: tỷ lệ hộ nghèo đói ở nông thôn; số lao động và tỷ lệ lao động thất nghiệp; tỷ lệ đất đai chưa được sử dụng; tỷ lệ đất trống đồi trọc; tỷ lệ đất bị xói mòn, rửa trôi; tỷ lệ du canh du cư; trình độ văn hóa; khả năng tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật; mức độ sử dụng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào từng ngành nghề cụ thể…

Hiệuquảkỹthuật

Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thực ra, hiệu quả kỹ thuật được xem chỉ là một phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì, để đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết họ phải có hiệu quả kỹ thuật. Cụ thể trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào và để tạo ra mức sản lượng nhất định. (Kumbhken and Lovell 2000 – Kinh Tế Sản Xuất,

trường Đại học Cần Thơ 2004).

Hiệuquảphân phối

Hiệu quả phân phối thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất hay nói cách khác các nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. Thường thì, hiệu quả phân phối xảy ra khi mà giá của sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng trả bằng với chi phí của các nguồn lực được dùng để sản xuất.

* Các tỷ số tài chính

- Các chỉ tiêu chung về thực trạng phát triển của gia trại: Số lượng, quy mô, số gia trại được cấp giấy chứng nhận, cơ cấu từng loại hình gia trại.

- Các chỉ tiêu về tình hình các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của

gia trại: Đất đai, lao động, vốn…

- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của gia trại:

+ Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra ở gia trại, bao gồm phần giá trị để lại tiêu dùng (gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho tái sản xuất) và giá trị bán ra thị trường.

GO = P x Q Trong đó:

GO : Giá trị sản xuất. P : Giá bán sản phẩm Q : Sản lượng sản phẩm

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bằng tiền (chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí dịch vụ thuê ngoài).

+ Tổng chi phí (TC): Là tổng chi phí sản xuất (Chi phí bằng tiền + Chi phí vật chất).

+ Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh

VA = GO - IC Trong đó:

VA : Giá trị gia tăng GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất gồm cả công lao động gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

MI = GO – IC – A – lãi suất vay Trong đó:

MI : Thu nhập hỗn hợp GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian

A : Khấu hao tài sản cố định (Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm).

+ Tỷ suất hàng hoá: Phản ánh mức độ tham gia vào thị trường của gia trại. Tỷ suất hàng hoá = Phần giá trị bán ra trên thị trường/Tổng giá trị sản phẩm sản xuất x 100%.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất.

+ Kết quả sử dụng đất:

Giá trị sản xuất/ha/năm = Tổng giá trị sản xuất/Tổng diện tích

+ Kết quả sử dụng vốn:

Thu nhập hỗn hợp/đồng vốn/năm = Tổng thu nhập/Tổng số vốn sản xuất Giá trị gia tăng/đồng vốn/năm = Giá trị gia tăng/tổng số vốn sản xuất + Doanh thu/ tổng chi phí = GO/IC

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì gia trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

+ Thu nhập /Tổng chi phí = MI/IC.

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì gia trại thu được bao nhiêu đồng thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)