Số lao động trung bình trong gia trại chăn nuôi vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 59)

Lao động của gia trại thể hiện sức sản xuất của gia trại. Trong quá trình phát triển, nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả và quy mô của quá trình sản xuất. Nguồn lao động dồi dào cùng với năng lực lao động cao sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của gia trại.

Bảng 10. Số lao động trong gia trại chăn nuôi vịt

Tiêu chí Đơn vị tính Cao nhất Thấp nhất Trung bình (n=80)

Lao động/gia trại Người 7 2 3,2 ± 1,87

Lao động nam Người 6 1 1,6 ± 1,49

Lao động nữ Người 3 1 1,2 ± 1,08

Bảng 10 cho thấy số lao động trung bình trong một gia trại là 3,2 người. Trong đó gia trại có số lao động cao nhất là 7 người, và gia trại thấp nhất là 2 người. Ta thấy số lao động trong các gia trại nuôi vịt là tương đối thấp.

Chủ gia trại là người trực tiếp quản lý, điều hành gia trại, đồng thời cũng là người lao động sản xuất trực tiếp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo cho địa phương một đội ngũ chủ gia trại có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Chính họ sẽ là những người đi tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế gia trại của huyện. Việc họ làm kinh tế gia trại dù là thành công hay thất bại đều là những bài học quý cho những ai quyết tâm làm giàu bằng kinh tế gia trại. Tuy nhiên, việc các chủ gia trại kiêm nghiệp nhiều công việc chỉ phù hợp khi quy mô còn nhỏ, quá trình sản xuất kinh doanh chưa gắn bó chặt chẽ với thị trường.

Chủ gia trại có thể tận dụng lao động trong gia đình để chăn nuôi vịt nhằm giảm số lượng và thời lượng thuê mướn lao động bên ngoài. Tùy theo tính chất và mức độ công việc mà chủ gia trại thuê số lượng lao động khác nhau. Các chủ gia trại chủ yếu sử dụng lao động làm thuê không thường xuyên vào dịp thời vụ, chỉ trong những trường hợp thật sự khẩn trương hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt họ mới phải sử dụng lao động làm thuê với số lượng ít, trong thời gian ngắn. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô của các gia trại nhỏ nên tận dụng lao động có sẵn trong các hộ gia đình làm gia trại. Hơn nữa, vì thu nhập của gia trại chưa cao nên các gia trại hạn chế thuê lao động để giảm chi phí. Đây có thể coi là một hạn chế, bởi nếu các gia trại chủ yếu sử dụng lao động gia đình, ít thuê lao động ngoài thì quá trình tiến lên sản xuất lớn, chuyên môn hoá của các gia trại sẽ diễn ra chậm hơn.

Việc sử dụng lao động làm thuê thường được tiến hành trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên. Lao động được thuê thời vụ thường được trả công từ 2.500.000đ đến 3.500.000đ một tháng. Trình độ, kiến thức hiểu biết của người lao động rất hạn chế. Sự ràng buộc có tính pháp lý giữa chủ gia trại và người lao động làm thuê rất lỏng lẻo, dễ gây thiệt thòi, bất lợi cho người làm thuê.

Trong các gia trại nuôi vịt người đàn ông là lao động chính, đảm nhiệm hầu hết công việc. Do đặc thù của việc nuôi vịt phải thường xuyên ở ngoài đồng ruộng, phải di chuyển xa địa bàn cư trú và ngủ ở đồng trong thời gian cho vịt chạy đồng nên phù hợp với nam giới hơn. Vì vậy tỷ lệ tham gia vào hoạt động nuôi vịt của nam giới cao. Chỉ có 37,5% sự tham gia của nữ giới và thường tranh thủ những lúc rảnh rỗi để cho vịt ăn, lùa vịt về và làm những việc đơn giản như thu gom trứng, bảo quản và bán trứng vịt.

3.3. Tình hình chăn nuôi vịt quy mô gia trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)