Nguồn gốc vịt giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 64)

Khâu quan trọng đầu tiên là lựa chọn con vịt giống, trong giai đoạn hiện nay gia trại không nên lơ là hoặc quá chủ quan khi bắt vịt về nuôi, nếu không thì người thiệt hại vẫn là gia trại. Kết quả điều tra về nguồn gốc vịt giống ở các gia trại được thể hiện ở bảng 14.

Bảng 14. Nguồn gốc vịt giống

Nguồn gốc Số gia trại Tỷ lệ (%)

Tự nhân giống 0 0,0

Mua từ các cơ sở thú y 0 0,0

Gia trại nuôi vịt 58 72,5

Lò ấp 22 27,5

Tổng 80 100,0

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Đa số các gia trại nuôi vịt mua vịt giống ở các gia trại nuôi vịt khác và ở các lò ấp. Bảng 14 cho thấy có 22/80 gia trại mua vịt giống của các lò ấp chiếm 27,5%. Có đến 58/80 gia trại cho biết họ thường mua lại vịt của những gia trại nuôi vịt con đến khi đẻ hoặc vịt đang đẻ nhưng gia trại không có đủ diện tích đồng để chăn thả. Những gia trại này có thể ở trong hoặc ngoài xã, việc mua bán dựa vào quan sát bằng mắt thường, thuận mua vừa bán.

Gia trại có thể lựa chọn hình thức là nuôi loại vịt con hoặc vịt tới lứa đẻ. Gia trại cần phải cân nhắc giữa lợi ích mà mình đạt được với chi phí mà mình bỏ ra để có sự lựa chọn đúng đắn:

+ Việc chăn nuôi vịt con tốn nhiều công chăm sóc, đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm chăn nuôi thì mới giảm thiệt hại về vịt giống (vì khi vịt còn nhỏ dễ bị chết). Thời gian nuôi vịt con lâu hơn nuôi vịt tới lứa đẻ, trong suốt khoảng thời gian này một vài khó khăn xảy ra là: thiếu diện tích đồng cho vịt ăn, dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh… Tỷ lệ hao hụt trong trường hợp nuôi này thường rất cao có khi lên đến 38% tổng lượng nuôi ban đầu.

Chọn những con vịt nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, không khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, nặng bụng... Phân biệt đực, mái để loại bớt vịt đực.

+ Ngược lại nếu người chăn nuôi lựa chọn hình thức mua con giống gần đến ngày thu hoạch trứng (vịt hậu bị) từ các gia trại chuyên nuôi để bán con giống hay từ các gia trại chăn nuôi gần đến ngày thu hoạch trứng nhưng vì lý do thiếu vốn, thiếu đồng hay vì lý do khác nên họ không thể tiếp tục nuôi tiếp được nữa. Nuôi vịt tới lứa đẻ thì dễ dàng hơn, chỉ cần cho vịt ăn là có trứng vịt thu hoạch để bán. Tuy nhiên, giá con vịt giống tới lứa đẻ cao hơn loại vịt con nên đòi hỏi người chăn nuôi phải có vốn nhiều. Thêm vào đó là giá thành trứng vịt trường hợp nuôi vịt tới lứa đẻ thường cao hơn, vì vậy làm cho lợi nhuận tính trên một trứng vịt thấp hơn trường hợp nuôi vịt con.

Để chọn vịt hậu bị cần chọn những con khoẻ mạnh, ngoại hình đẹp, đầu thẳng, mông nở, chắc chắn, mắt sáng, nhanh nhẹn để làm vịt mái đẻ.

+ Đối với trường hợp nuôi vịt con: Việc lựa chọn nguồn cung cấp con giống là hết sức cần thiết. Tránh mua con giống trôi nổi trên thị trường không rõ xuất xứ, chỉ nuôi mới đàn vịt khi Nhà nước cho phép. Gia trại nên mua con giống ở các lò ấp vịt có uy tín.

+ Đối với trường hợp nuôi vịt tới lứa đẻ: Do virus cúm A(H5N1) tồn tại ở thể độc lực thấp (ít biểu hiện rõ rệt) nên rất khó phát hiện con vịt giống lúc mua về có mắc bệnh hay chưa. Vì vậy gia trại cần phải yêu cầu người bán xuất trình giấy chứng nhận đàn vịt đã được tiêm phòng cúm A(H5N1) mới quyết định mua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)