Phân tích ma trận SWOT của hình thức chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 89)

tại huyện Lệ Thủy

Mô hình chăn nuôi vịt theo hướng gia trại tại huyện Lệ Thủy gặp không ít khó khăn và hạn chế đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình và hiệu quả chăn nuôi. Để cải thiện tình hình và nâng cao hiệu quả chăn nuôi cũng như thu nhập cho gia trại, đề tài sử dụng phân tích ma trận SWOT nhằm tổng hợp điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và đe dọa (T) của mô hình chăn nuôi này tại địa phương. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp thiết thực, hợp lý và hiệu quả nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập cho gia trại chăn nuôi vịt trong tương lai.

Bảng 28. Ma trận SWOT S W O T Điểm mạnh (S)

1. Mô hình chăn nuôi giản đơn và hiệu quả.

2. Gia trại có nhiều kinh nghiệm trong mô hình chăn nuôi. 3. Tận dụng tốt lao động rỗi và phụ phế phẩm; giảm chi phí sản xuất. Điểm yếu (W) 1. Khả năng tiếp cận thông tin, áp dụng KHKT của gia trại còn hạn chế.

2. Nguồn thu dễ bị “nghẽn” khi tình hình chăn nuôi biến động; dễ nảy sinh thất nghiệp.

Cơ hội (O)

1. Mô hình chăn nuôi điển hình, phổ biến và quan trọng của địa phương.

2. Sản phẩm trứng giàu dinh dưỡng và được ưa thích trên thị trường.

Các giải pháp SO

1. Mở rộng quy mô chăn nuôi tùy thuộc vào nguồn lực sản xuất của từng gia trại.

2. Thực hiện kiến thiết và tái đàn vịt sau dịch cúm. 3. Kết hợp thêm một số ngành sản xuất nông nghiệp khác. Các giải pháp WO 1. Tăng cường số lượng, chất lượng của các phương tiện truyền thông đồng thời kết hợp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho gia trại.

2. Đa dạng hóa sản xuất, giảm sự phụ thuộc quá mức vào hoạt động chăn nuôi vịt.

Đe dọa (T)

1. Dịch cúm gia cầm xuất hiện lan tràn và phức tạp.

2. Thị trường tiêu thụ đầu ra biến động và bấp bênh.

3. Tài nguyên thức ăn đồng ruộng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. 4. Giá cả đầu vào sản

xuất ngày càng tăng

Các giải pháp ST

1. Kiểm soát tiêm phòng nhờ sự hướng dẫn của chính quyền địa phương. 2. Tận dụng tốt các nguồn

thức ăn, thực hiện phương thức cho ăn đúng khoa học. 3. Kiểm soát sự biến động của thị trường, đảm bảo đầu ra cho gia trại.

Các giải pháp WT

1. Hạn chế và kiểm soát tình trạng biến động giá đầu vào, tình trạng độc quyền vật tư nông nghiệp.

2. Ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ đầu ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên, một số kết luận sau được rút ra:

Hoạt động nuôi vịt theo quy mô gia trại thu được nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn mà người nuôi vịt gặp phải như: Phải đối đầu với tình hình dịch cúm, chi phí giống cao gây thiếu vốn, giá vịt và trứng vịt cũng hay thất thường nên thu nhập của người nuôi khó ổn định.

Chuỗi giá trị vịt nuôi quy mô gia trại tại 2 xã An Thủy và Lộc Thủy, chuỗi giá trị chính là chuỗi giá trị vịt thịt và chuỗi giá trị vịt trứng bao gồm nhiều tác nhân tham gia như nguồn cung đầu vào, gia trại chăn nuôi, bán buôn, lò ấp, lò mổ, bán lẻ và người tiêu dùng. Mỗi chuỗi có nhiều kênh phân phối sản phẩm, trong đó mỗi tác nhân nắm giữ một vai trò khác nhau, nhưng đều nhằm thu lợi nhuận và làm tăng giá trị cho chuỗi.

Nuôi vịt theo hình thức nuôi lấy trứng đem lại lợi nhuận cao hơn nuôi vịt lấy thịt 1,07 lần, và quy mô nuôi vịt càng lớn sẽ đem lại hiệu quả càng cao. Tuy nhiên quy mô đàn còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của gia trại, nếu không đủ vốn hoặc vốn vay hoàn toàn thì không nên mở rộng quy mô quá sức của gia trại.

Gia trại phải căn cứ vào diện tích của những cánh đồng lúa mà mình thường đưa vịt đến ăn để quyết định qui mô. Nếu đồng hẹp hoặc ít đồng thì nên nuôi vịt với số lượng vừa phải, không nên nuôi nhiều vịt quá, thiếu đồng sẽ làm tăng chi phí mua thức ăn cho vịt dẫn đến giảm lợi nhuận của gia trại.

Kiến nghị

* Đối với chính quyền địa phương

- Cần kiểm soát chặt chẽ tình hình nuôi vịt của bà con địa phương, tăng cường hỗ trợ mỗi khi gia trại nuôi vịt gặp khó khăn. Đặc biệt là thực hiện công tác phòng và khắc phục dịch cúm gia cầm và các loại bệnh khác cho vịt, vì đây là nguyên nhân chính làm cho kết quả nuôi của gia trại bị lỗ, và làm giảm đáng kể thu nhập của gia trại. Ngoài ra cần phải thực hiện tốt các giải pháp về vốn, về kỹ thuật nuôi và giá sản phẩm. Tức là phải hỗ trợ tích cực nguồn vốn và kỹ thuật cho gia trại, cũng như trợ giá trong thời gian cúm, nhằm khắc phục khó khăn và những nguy cơ làm giảm thu nhập của gia trại nuôi vịt.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi để nâng cao kỹ thuật cho gia trại, khả năng phòng chống và xử lý dịch bệnh.

- Nên can thiệp về giá sản phẩm, nhất là khi giá sản phẩm giảm hoặc trường hợp bị ép giá bởi các thương lái hoặc chủ lò.

- Không nên gây khó khăn, mà phải tạo điều kiện tốt cho việc chuyển đồng đi xa của gia trại nuôi ở địa phương cũng như những gia trại từ nơi khác chuyển đồng về địa phương.

- Tạo điều kiện để gia trại có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước khi họ thực sự cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất.

* Đối với bản thân gia trại nuôi vịt

- Để hoạt động chăn nuôi vịt đạt hiệu quả cao thì bên cạnh việc dựa vào kinh nghiệm thực tế, gia trại cũng cần phải tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi vịt từ các cán bộ thú y địa phương, từ đại lý bán thức ăn cho vịt, từ các sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi vịt…hoặc có thể học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi vịt của người chăn nuôi vịt lâu năm.

- Nên khai báo tình hình nuôi vịt của gia trại cũng như số lượng nuôi để địa phương dễ dàng hỗ trợ khi cần thiết hoặc những lúc gia trại gặp khó khăn về dịch bệnh, về vốn hoặc về giá sản phẩm.

- Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật mới của địa phương mỗi khi có dịp, thường xuyên theo dõi thông tin dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời nắm bắt những kỹ thuật mới. Kết hợp tốt kinh nghiệm nuôi của gia trại với khoa học kỹ thuật hiện đại, đồng thời kịp thời đối phó khi dịch cúm hoặc các loại bệnh khác bùng phát trên diện rộng hoặc của riêng gia trại.

- Cố gắng trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi; tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và thành tựu của những gia trại chăn nuôi làm ăn hiệu quả, gia trại sản xuất giỏi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày

05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2001), Một số vấn đề về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001- 2020, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. J.A.Sinden, D.J. Thampapillai, Nhóm dịch Trần Võ Hùng Sơn, Lê Ngọc Uyển, Trần Nguyễn Minh Ái (2003), Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

4. Mai Văn Nam (2005), Phương pháp nghiên cứu kinh tế trong nông nghiệp, nhà xuất bản Nông Nghiệp.

5. Mai Văn Nam (2006), Giáo trình Kinh tế lượng, nhà xuất bản Thống Kê. 6. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Trần Thị Ái Đông (2004), Giáo trình kinh tế sản xuất, Trường Đại học Cần Thơ.

7. PGS.TS. Vũ Văn Phú, PGS.TS. Trần Thị Minh Châu (2010), Chính sách

hỗ trợ của nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO, Nhà

xuất bản Chính Trị Quốc gia, Hà nội.

8. Phòng Thống kê huyện Lệ Thủy (2014). Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy. 9. Võ Thị Thanh Lộc (2011), Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, NXB Thống kê, TP.Cần Thơ.

10. UBND huyện Lệ Thủy (2014), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã

hội của huyện Lệ Thủy năm 2014.

11. UBND xã An Thủy (2014), Báo cáo tình hình phát trển kinh tế - xã hội

của xã An Thủy năm 2014.

12. UBND xã Lộc Thủy (2014), Báo cáo tình hình phát trển kinh tế - xã hội

Một số trang thông tin điện tử 13. http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:cujz01yeCDQJ: www.quangngai.gov.vn/vi/cuctk/TailieuDieutra/DTChanNuoi/HuongDanBang Ke.doc+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn 14. http://www.dairyvietnam.com/vn/Sua-The-gioi/Tinh-hinh-chan-nuoi-the- gioi-va-khu-vuc.html 15. http://m.nongnghiep.vn/khai-mac-hoi-nghi-thuy-cam-the-gioi-lan-5- post117320.htm 16. http://www.quangbinh.gov.vn 17. http://www.baoquangbinh.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ CHĂN NUÔI VỊT

THEO HƯỚNG GIA TRẠI TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

* THÔNG TIN CHUNG VỀ GIA TRẠI

1. Họ và tên chủ gia trại: ... ...

... ... ………

2. Xã: ………3. Huyện: ………..

4. Tuổi: ……….5. Nam (Nữ): ………

6. Trình độ học vấn: Chưa qua đào tạo ... = 1

Tiểu học ... = 2

Trung học cơ sở ... = 3

Trung học phổ thông ... = 4

7. Tổng số nhân khẩu: ... Nữ: ...

8. Lao động trong độ tuổi: . ... Nữ: ...

Câu hỏi 1: Gia đình bắt đầu nuôi thủy cầm từ khi nào?...

Câu hỏi 2: a. Tổng đàn khi bắt đầu nuôi là bao nhiêu con?...con b.Có thay đổi không? Nếu có thì hiện tại là bao nhiêu? Bắt đầu thay đổi từ khi nào?...

...

...

c. Vì sao thay đổi? ...

...

Câu hỏi 3: Vì sao Ông (Bà) lại chọn nghề chăn nuôi thủy cầm theo hướng gia trại?

1. Lợi nhuận cao 5. Tận dụng lao động gia đình 2. Cần ít vốn đầu tư ban đầu 6. Ít ruộng

3 Dễ nuôi 7. Khác (cụ thể):………

4. Truyền thống từ lâu đời ………..

Câu hỏi 4:

a. Sắp tới Ông (Bà) có thay đổi phương thức chăn nuôi hay không?

1. Có 2. Không

b. Vì sao?... ………

Câu hỏi 5:

a. Ông (Bà) thường nuôi thủy cầm theo hình thức? 1. Nuôi lấy trứng? 2. Nuôi lấy thịt? 3. Cả hai hình thức nuôi lấy trứng và lấy thịt?

b. Vì sao Ông (bà) chọn hình thức đó?

...……… ………...

Câu hỏi 6: Trước khi nuôi, Ông (Bà) có đăng ký (hay xin phép) không?

1. Có 2. Không

Câu hỏi 7: Vịt có được kiểm dịch và tiêm phòng trước khi đưa vào nuôi hay không?

1. Có 2. Không

Câu hỏi 8: Công tác thú y của gia trại Ông (bà) chủ yếu do ai cung cấp?

Tự chữa trị = 1 Cán bộ thú y cơ sở = 2 Khác = 3

Câu hỏi 9: Các thông tin về bệnh dịch thường được Ông (Bà) biết đến qua kênh nào?

1. Cơ quan Thú y địa phương 4. Ti Vi

2. Báo 5. Kênh khác:………

Câu hỏi 10: Tổng đàn thủy cầm theo thời gian của gia trại? Chỉ tiêu ĐVT Năm thành lập Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lứa/năm 1. Vịt lấy thịt Con 2. Vịt lấy trứng Con Câu hỏi 11:

a. Sắp tới Ông (Bà) có dự tính mở rộng quy mô chăn nuôi thủy cầm không?

1. Có 2. Không

b. Nếu có, vì sao trước đây Ông (Bà) không mở rộng quy mô? 1. Thiếu vốn 4. Giá bán không ổn định 2. Thiếu lao động 5. Khó bán sản phẩm

3. Ảnh hưởng của dịch bệnh 6. Khác:……….

Câu hỏi 12: Giống thủy cầm mà Ông (Bà) đang nuôi là?

1. Vịt ta (vịt bầu)

2. Vịt tàu (còn gọi là vịt cỏ hoặc vịt đàn) 3. Khác:……….

Câu hỏi 13: Lý do Ông (Bà) chọn giống thủy cầm đang nuôi?

1. Mạnh khoẻ 5. Ít bệnh tật

2. Năng suất cao 6. Giá con giống rẻ 3. Dễ mua con giống 7. Khác:………….. 4. Dễ nuôi

Câu hỏi 14: Nguồn cung cấp con giống cho Ông (Bà) là từ đâu?

1. Tự mua trứng về ấp 4. Mua của hàng xóm 2. Mua tại lò ấp vịt 5. Mua từ người nuôi trước 3. Mua từ các cơ sở thú y 6. Từ nguồn khác

Câu hỏi 15:

a. Ông (Bà) có tham gia tập huấn chăn nuôi thủy cầm hay không?

1. Có 2. Không

b. Nếu có, thì số lần tập huấn trong thời gian qua, đơn vị tổ chức tập huấn?

Đề mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý 1 năm 2015 Số lần tập huấn/năm Đơn vị tổ chức

II. LAO ĐỘNG TRONG GIA TRẠI

a. Trình độ lao động làm việc cho gia trại. ĐVT: Người

Chỉ tiêu Tổng số Chưa qua đào tạo Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tỷ lệ (nam/nữ) 1.Lao động của gia trại 2. Thuê lao động

b. Công lao động nhà: số lượng…..…..…người, lương bình quân/tháng:……….. triệu đồng, thời gian lao động thường xuyên:…………tháng/năm.

c. Tiền thuê nhân công: số lượng…………..người, tiền công bình quân/tháng ………triệu đồng, thời gian thuê: ………tháng/năm.

III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA GIA TRẠI ĐVT: ha Chỉ tiêu Tổng số Chia ra Đất được cấp giấy chứng nhận QSD đất Đất thuê, đất thầu I. Đất trồng trọt - Cây……… - Cây: ………..

II. Đất chăn nuôi

Diện tích nuôi thủy cầm Diện tích vật nuôi khác

III. Đất lâm nghiệp

IV. Đất nuôi trồng thủy sản

V. Đất khác

IV. CHI PHÍ TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI THỦY CẦM

Câu hỏi 16: Giá đầu vào của thủy cầm giống?...triệu đồng. Câu hỏi 17: Các chi phí trong một vụ nuôi thủy cầm?

1. Chi phí thức ăn: Thức ăn Số lượng (kg/ngày) Giá mua (đồng/kg) Chi phí vận chuyển Lúa Gạo Tấm Cám Thức ăn hỗn hợp Khác:………

2. Chi phí chuồng trại

Lưới:……….kg, đơn giá 1kg lưới:…………đồng Khác:……… Chi phí vận chuyển:………đồng

Thời gian sử dụng:………..tháng 3. Công cụ, dụng cụ:

Thúng:…………cái, đơn giá 1 cái:………đồng, thời gian sử dụng:……… Chổi:…………cái, đơn giá 1 cái…………đồng, thời gian sử dụng:……… Khác:………. Chi phí vận chuyển:……… ... …..

4. Máy móc, thiết bị:

Máy bơm nước:…….cái, thời điểm mua…………, giá mua………, thời gian sử dụng………tháng, tỷ lệ sử dụng cho nuôi vịt……….%. Khác………. 5. Nhân công: ………..triệu đồng

6. Nước:……….. 7. Chi phí lãi vay:……… 8. Chi phí thuốc thú y (nếu có):………đồng

Ngừa các bệnh gì?……… 9. Chi phí khác:……… ………

Câu hỏi 18: Ông (Bà) có thể cho biết tổng chi phí phòng và điều trị bệnh cho

đàn thủy cầm vừa rồi khoảng bao nhiêu?

Đề mục Chi phí (đồng)

1. Thuốc điều trị 2. Chi phí đi lại 3. Khác:………

Tổng

Câu hỏi 19: Hao hụt trong quá trình nuôi ước lượng là bao nhiêu?

Tỷ lệ hao hụt Thức ăn Trứng vịt Con vịt giống

1. …………% 2. …………% 3. …………%

Câu hỏi 20: Nguyên nhân hao hụt về trứng vịt và vịt giống là do đâu?

Nguyên nhân Trứng vịt Con vịt giống

1. Lạc mất 2. Dịch bệnh 3. Trứng bể

4. khác:…………..

V. QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Câu hỏi 21: Sản phẩm được bán ở thị trường nào?

1. Bán ở chợ 4. Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 2. Bán cho thương lái 5. khác:……….

3. Bán cho lò ấp vịt

Câu hỏi 22: Vì sao Ông (Bà) lại chọn bán sản phẩm ở thị trường đó?

1. Thuận tiện 4. Mối quen

2. Giá bán cao 5. Khác:……….

3. Dễ bán

Câu hỏi 23: Ông (Bà) có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm không?

1. Có 2. Không

Câu hỏi 24: Những thủy cầm sau khi khai thác thì bán ở đâu?

1. Bán ở chợ 4. Bán cho thương lái

2. Bán cho người nuôi kế tiếp 5. Khác:……….. 3. Bán cho hàng xóm

Câu hỏi 25: Giá bán trung bình của trứng vịt và thịt vịt đã loại thải qua các năm? Sản phẩm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý 1 năm 2015 Trứng vịt (trứng) Thịt vịt (con, kg)

Câu hỏi 26: Ông (Bà) hãy cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán là gì?

1. Nhu cầu về thịt và trứng vịt 5. Mối quen

2. Lượng cung sản phẩm 6. Ảnh hưởng của dịch bệnh

3. Bị ép giá 7. Khác:……….

4. Chất lượng sản phẩm

Câu hỏi 27:

a. Ngoài tiền bán trứng vịt thì Ông (Bà) còn thu được gì khác không?

1. Tiền bán lông vịt 2. Khác:……….

b. Nếu có, thì số thu này là bao nhiêu?

- Số lượng:………kg. - Giá bán………đồng/kg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)