Chi phí, doanh thu và lợi nhuận chăn nuôi vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 81 - 85)

Chi phí dùng để chăn nuôi bao gồm tất cả các loại như: Chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí chuồng trại, chi phí vận chuyển, chi phí lao động và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình chăn nuôi.

+ Chi phí con giống: là chi phí bỏ ra để mua con giống.

+ Chi phí thức ăn: là chi phí bỏ ra mua thức ăn cho vịt được chế biến sẵn, chi phí mua lúa đổ lúa cho vịt, chi phí mua ốc và những khoản chi khác về thức ăn cho vịt.

Những lúc đồng, bãi khan hiếm thức ăn phải cho vịt ăn bổ sung. Những ngày gặp thời tiết xấu không chăn thả ngoài đồng phải cho vịt ăn đủ no. Cho vịt ăn thêm thóc, mồi tươi gồm tôm, cua, cá con, giun đất.... Phải đảm bảo cho đàn vịt phát triển ổn định để không làm ảnh hưởng đến việc cho trứng cũng như quá trình phát triển của vịt.

Với hình thức chăn nuôi bán công nghiệp nhằm tận dụng sản phẩm của địa phương nên thức ăn của vịt bao gồm cả thức ăn công nghiệp và thức ăn gia đình như lúa, cám…Hiện nay, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện khá nhiều, sản phẩm thức ăn chăn nuôi cũng ngày càng đa dạng như sản phẩm của CP, Cargill, Thái Dương…đem đến nhiều lựa chọn cho người chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ, công tác bán thức ăn chăn nuôi cho người chăn nuôi cũng được các đại lí và công ty phát triển đến tận địa bàn nuôi. Bên cạnh giảm giá bán khi mua với số lượng lớn, mỗi đại lí hay công ty còn đi kèm các dịch vụ hỗ trợ về kĩ thuật chăn nuôi, hướng dẫn khẩu phần ăn trong từng giai đoạn, tiếp thị và vận chuyển sản phẩm đến tận chuồng trại chăn nuôi, vừa củng cố lòng tin khách hàng, vừa thu được lợi nhuận cao. Hình thức mua bán chủ yếu là thông qua sự tin tưởng lẫn nhau, mua thanh toán tức thời hoặc được nợ phân nửa trả sau.

+ Chi phí thú y: bao gồm chi phí phòng bệnh và chi phí chữa bệnh cho đàn vịt. Chi phí này tùy thuộc vào số lượng nuôi cũng như số lần tiêm phòng và trị bệnh cho vịt.

+ Chi phí chuồng trại: Bao gồm chi phí cột để dựng chuồng, chi phí lá lợp, chi phí lưới bao,…. Trong phần chi phí chuồng trại tính bao gồm cả chi phí cho công cụ, dụng cụ dùng để thu hoạch trứng.

Trung bình mỗi tháng vệ sinh và khử trùng chuồng trại bằng vôi hoặc thuốc khử trùng từ 1 -2 lần. Bên cạnh đó, việc mua mới hoặc sửa chuồng trại và các dụng cụ phục vụ cho việc sưởi ấm, ăn uống của vịt cũng được thực hiện thường xuyên.

Cũng chính vì đặc tính của loài vịt là loại thủy cầm dễ nuôi nên cách bố trí và xây dựng chuồng trại của gia trại rất đơn giản. Nhìn chung chuồng trại tương đối thô sơ, không cầu kì, phức tạp. Nền chuồng được trải rơm, hoặc trấu. Một số gia trại thậm chí còn sử dụng luôn mặt đất để làm nơi trú ngụ và đẻ trứng về đêm của vịt. Chuồng được bao bọc bởi lưới xung quanh, khung sườn thường được làm bằng cây, gỗ nhỏ. Để đảm bảo cho vịt phát triển tốt, chuồng trại còn được che bằng tôn. Chuồng phải thoáng mát, ấm và kín vào mùa đông, mát về mùa hè. Khi độ ẩm cao cần đảo và cho thêm chất độn khô hàng ngày để giữ cho vịt được ấm chân và sạch lông, cần trang bị quạt thông, bóng đèn để có thể điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ.

Mục đích của việc xây dựng chuồng trại là để tập trung đàn vịt, cho ăn, chăm sóc và để lấy trứng khi vịt đẻ.

+ Chi phí vận chuyển: là chi phí để vận chuyển đàn vịt từ đồng nhà đến địa phương khác. Tùy theo số lượng đàn vịt nhiều hay ít, quãng đường xa hay gần mà chi phí nhiều hay ít. Ngoài ra chi phí vận chuyển còn phụ thuộc vào số lần vận chuyển.

+ Chi phí lao động: Bao gồm chi phí lao động thuê mướn với chi phí lao động nhà quy ra tiền.

Chi phí, doanh thu và lợi nhuận thể hiện hiệu quả của quá trình chăn nuôi vịt được điều tra, xử lý số liệu và được tổng hợp qua bảng 22.

Bảng 22. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận trung bình khi nuôi 1 con vịt ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Vịt đẻ

(thời gian nuôi trung bình 244 ngày)

Vịt thịt

(thời gian nuôi trung bình 50 ngày) Khấu hao tài sản cố định 5.740 ± 1.005 860 ± 217 Chi phí con giống 79.000 ± 1.830 16.000 ± 4.218

Chi phí vận chuyển 400 ± 170 40 ± 8 Chi phí thuốc thú y 6.000 ± 142 800 ± 25 Chi phí thuê đồng 9.700 ± 1.840 2.800 ± 421 Chi phí thức ăn 102.400 ± 21.438 40.200 ± 8.623 Chi phí lao động 35.800 ± 1.657 5.200 ± 982 Chi phí chuyển đồng 860 ± 226 100 ± 19 Chi phí bán sản phẩm 100 ± 12 20 ± 3

I.Tổng chi phí ( I+ II) 240.000 ± 23.588 68.000 ± 7.629

Doanh thu từ trứng 227.000 ± 28.492 0

Doanh thu từ vịt 72.000 ± 1.809 79.000 ± 1.143

II.Doanh Thu 299.000 ± 29.729 79.000 ± 1.143 III.Lợi nhuận ( IV – III) 59.000 ± 1.938 11.000 ± 1.742

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Qua bảng 22 ta thấy, các khoản chi phí có sự biến động giữa các gia trại. Chi phí về giống và chi phí thức ăn l à hai loại chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất với 32,9% và 42,5% đối với vịt đẻ và 58% và 23,5% đối với vịt thịt. Tiếp theo là chi phí lao động, chi phí thuốc thú y và chi phí thuê đồng. Chi phí thuê đồng là chi phí có thể thay thế và tỷ lệ nghịch với chi phí thức ăn. Đây cũng là

hai loại chi phí rất cần thiết và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí. Các loại chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí công cụ chuồng trại, chi phí chuyển đồng chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng chi phí. Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bán sản phẩm chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Như vậy, chi phí giống là chi phí ban đầu gia trại phải bỏ ra để chăn nuôi. Nó được xem như là khoản đầu tư ban đầu, vì các gia trại chăn nuôi vịt ở đây là vịt hậu bị chứ không phải vịt con do đó chi phí để mua vịt về nuôi là rất lớn. Về chi phí thức ăn cho vịt, những lúc không có đồng hoặc không thuê được đồng thì chi phí này tăng lên rất cao. Điều này có thể làm cho tổng chi phí tăng vọt lên và dẫn đến hậu quả là gia trại không có lời hoặc có thể bị lỗ vì giá thức ăn cho vịt rất cao. Từ đó ta thấy chi phí thuê đồng là chi phí không thể thiếu trong cơ cấu chi phí bởi vì đây là chi phí có thể thay thế cho chi phí thức ăn. Nó góp phần rất quan trọng trọng việc thay thế chi phí thức ăn và làm cho tổng chi phí giảm đáng kể.

* So sánh lợi nhuận theo hình thức nuôi:

Theo đánh giá của tất cả các gia trại điều tra thì thời gian nuôi một lứa vịt đẻ trứng tương đương với 5 lứa nuôi vịt thịt. Như vậy, thời gian nuôi một con vị đẻ lấy trứng tương đương với 5 con vịt thịt. Do vậy, lợi nhuận của hai hình thức nuôi được tính như sau:

Lợi nhuận trung bình khi nuôi 1 con vịt đẻ thời gian nuôi 244 ngày là

59.000 đồng. Tổng lợi nhuận một con vịt thịt của 5 lứa nuôi là: 11.000đ x 5 = 55.000 đồng.

Như vậy, nuôi vịt theo hình thức vịt đẻ đem lại hiệu quả cao hơn nuôi vịt lấy thịt với khoảng 4.000 đồng/con. Tuy vậy, quy mô nuôi vịt đẻ lấy trứng và số hộ nuôi vịt lấy trứng hạn chế. Lý do chính là thời gian chăn nuôi vịt đẻ dài nên rủi ro cao hơn; và do nuôi dài nên đến mùa lụt hoặc lúa xuống vụ không có nơi trú ngụ cho vịt đẻ. Đối với vịt thịt người dân thường linh động bán vịt trước khi lụt đến.

3.5.2.Các chỉ số tài chính thể hiện hiệu quả chăn nuôi vịt

Thu nhập và lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà gia trại chăn nuôi vịt hướng đến. Chỉ tiêu này có giá trị càng cao, thì chứng tỏ hoạt động chăn nuôi vịt càng có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu thu nhập và lợi nhuận được tính toán và tổng hợp từ các khoản mục doanh thu, chi phí.

Các tỷ số tài chính được phân tích trong phần này đều là những tỷ số tài chính có liên quan đến hiệu quả chăn nuôi vịt của gia trại. Dựa trên nguồn số

liệu thu thập và điều tra, đề tài tiến hành tính toán và phân tích một số tỷ số tài chính như: Tỷ số doanh thu trên chi phí, thu nhập trên chi phí, lợi nhuận trên chi phí. Kết quả điều tra và tính toán được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 23. Hiệu quả chăn nuôi vịt

Tỷ số tài chính Đơn vị tính Hình thức nuôi Vịt trứng Vịt thịt

GO/IC Lần 1,37 1,22

MI/IC Lần 0,28 0,21

VA/IC Lần 0,37 0,22

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Từ bảng 23 ta thấy Tỷ số doanh thu/chi phí của hoạt động chăn nuôi vịt đẻ bình quân là 1,37 lần; vịt thịt bình quân là 1,22 lần: Có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra để chăn nuôi vịt người nuôi vịt đẻ thu lại được 1,37 đồng còn người chăn nuôi vịt thịt thu lại được 1,22 đồng.

Tỷ số thu nhập/chi phí bình quân là 0,37 lần đối với nuôi vịt lấy trứng và 0,22 lần đối với nuôi vịt lấy thịt, tức là cứ 1 đồng chi phí chưa tính công lao động gia đình bỏ ra gia trại lời được 0,37 đồng đối với nuôi vịt lấy trứng và 0,22 đồng đối với nuôi vịt lấy thịt. Tỷ số tài chính này phản ảnh hiệu quả chăn nuôi chỉ mức trung bình - khá.

Tỷ số lợi nhuận/chi phí trung bình là 0,28 lần đối với nuôi vịt lấy trứng và 0,21 lần đối với nuôi vịt lấy thịt. Tức là có trong 1 đồng chi phí bỏ ra để chăn nuôi vịt, gia trại chăn nuôi vịt đẻ lời được 0,28 đồng còn gia trại chăn nuôi vịt thịt lời được 0,21 đồng sau khi đã trừ đi khoản chi phí lao động gia đình. Theo ý kiến của hầu hết các gia trại thì mức lợi nhuận như vậy là phù hợp với điều kiện của địa phương. Mặc dù lợi nhuận không lớn nhưng khá ổn định và phù hợp với năng lực của rất nhiều gia trại ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)