3.4.1.Tổ chức sản xuất
Tổng số vịt bình quân ở mỗi gia trại là 2.300 con/lứa; trong đó thấp nhất là 1.200 con/lứa và cao nhất là 8.000 con/lứa. Đối với hình thức chăn nuôi vịt thịt được nuôi khoảng 50 ngày tuổi, vì thời gian sinh trưởng ngắn nên một năm vịt thịt được nuôi từ 4 - 5 lứa. Đối với hình thức chăn nuôi vịt trứng, vịt được nuôi sau hơn 4 tháng thì vịt bắt đầu cho trứng, trung bình 1 quả/con/ngày. Sản lượng trứng khoảng 250 quả/con/năm. Trong số 80 gia trại được điều tra chỉ có 7 gia trại nuôi vịt trứng, 24 gia trại vừa nuôi cả vịt trứng và vịt thịt, còn lại 49 gia trại nuôi theo hình thức vịt lấy thịt. Nguyên nhân do nuôi vịt lấy trứng đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm chăn nuôi, ngoài ra thời gian nuôi dài, khả năng rủi ro do thiên tai và dịch bệnh cao, chi phí đầu tư lớn nên các gia trại ít lựa chọn hình thức nuôi này.
Trong sản xuất đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất, là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành. Một số gia trại chỉ đầu tư vào chăn nuôi vịt và không tham gia hoạt động sản xuất khác, nguyên nhân do một phần không có ruộng đất và một phần có ruộng đất nhưng canh tác đem lại hiệu quả thấp nên đã thế chấp có vốn đầu tư cho chăn nuôi vịt.
Do đa phần các gia trại nuôi vịt có ít ruộng đất nên không thể đẩy mạnh các hoạt động sản xuất khác như: trồng lúa, lạc, hoa màu…Theo số liệu điều tra được thì diện tích đất canh tác bình quân của mỗi gia trại là 2.700m2
/gia trại. Có 32/80 gia trại chăn nuôi vịt không có đất canh tác, nguồn thu nhập chính của gia đình là từ vịt và các hoạt động chăn nuôi khác.
Ngoài yếu tố đất đai và lao động, yếu tố có ý nghĩa quyết định phát triển kinh tế gia trại trong điều kiện kinh tế thị trường đó là vốn. Nguồn vốn để chăn nuôi vịt được thể hiện qua bảng 20.
Bảng 20. Nguồn vốn để chăn nuôi vịt
Nguồn vốn chăn nuôi Số gia trại
Tỷ lệ (%)
Vốn tự có 16 20,0
Vốn vay 13 16,3
Vừa vốn tự có, vừa vốn vay 51 63,7
Tổng 80 100,0
(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)
Bảng 20 cho thấy đa phần (gần 64%) các gia trại đều có vay mượn vốn để đầu tư chăn nuôi vịt. Chỉ có 16 gia trại là chăn nuôi vịt bằng nguồn vốn tự có (chiếm tỷ lệ 20%), số gia trại chăn nuôi vịt hoàn toàn bằng nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ 16,3%, còn lại 63,7% gia trại chăn nuôi vịt bằng cả vốn tự có và vốn vay mượn.
Vốn đầu tư cho chăn nuôi vịt của các gia trại được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau:
- Nguồn vốn tự có của gia trại: Bao gồm vốn tự có ban đầu cộng với vốn
tích lũy qua các năm để lại, từng bước đầu tư cho việc tái sản xuất mở rộng thông qua các phương thức sản xuất kinh doanh tổng hợp, “lấy ngắn nuôi dài, “tích tiểu thành đại”. Sự phát triển tích luỹ vốn theo hướng này tuy chậm nhưng phù hợp với những người không có vốn lớn ngay từ ban đầu, song có ý chí và nghị lực làm giàu.
- Một số gia trại vừa sử dụng vốn tự có, vừa sử dụng vốn vay Ngân hàng.
Một số khác huy động vốn kinh doanh tổng hợp từ cả nguồn vốn tự có và nguồn vay Ngân hàng. Các gia trại phát triển theo hướng này có sự tích lũy nhanh hơn, tạo ra tỷ suất hàng hóa và thu nhập lớn.
Số tiền mà chủ nuôi vịt vay mượn từ bên ngoài chủ yếu để mua con giống và mua lúa, mua thức ăn cho vịt. Gia trại có nhu cầu vay tiền ở ngoài (vay nóng) hơn là vay ngân hàng do thủ tục không rườm rà, và không nhất thiết phải thế chấp tài sản. Lãi suất từ nguồn cung cấp vốn này khá cao, lãi suất này tùy thuộc vào khoản tiền vay, thời gian vay và uy tín của gia trại. Ngoài ra các cơ sở thu mua trứng gia cầm và các cửa hàng bán thức ăn cho vịt cũng cung cấp nguồn tín dụng cho gia trại dưới hình thức “bán chịu” hoặc cho gia trại “mượn” khi nào
thu hoạch trứng vịt, thịt vịt thì trả, lãi suất từ nguồn tín dụng này khó có thể ước lượng một các chính xác được.