Tình hình phát triển kinh tế gia trại ở trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 33)

Kinh tế gia trại bắt đầu được phát triển ở Châu Á từ những năm 50, ở một số nước công nghiệp hóa đầu tiên của châu lục này và đến nay cũng đang xuất hiện ở những nước đang phát triển trên đường đi lên công nghiệp hóa. Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức hoạt động kinh tế gia trại ở trong nước và nước ngoài là việc làm cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế gia trại của địa phương, trước hết là ở các vùng, các nước Châu Á có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội gần giống huyện Lệ Thủy.

1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế gia trại ở một số nước châu Á

Kinh tế gia trại hiện nay ở châu Á có sự khác biệt giữa hai nhóm nước: các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển.

- Kinh tế gia trại ở một số nước công nghiệp phát triển

Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những quốc gia và lãnh thổ đi vào công nghiệp hóa đầu tiên ở châu Á. Công nghiệp hóa đã đặt ra yêu cầu đối với nông nghiệp là phải sản xuất ra nhiều hàng hóa nông sản. Muốn thế tổ chức sản xuất nông nghiệp ở các nước này đã phải chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất nông sản hàng hóa, tức là thay thế kinh tế tiểu nông bằng kinh tế gia trại. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế gia trại ở Đông Bắc Á có bước phát triển mạnh mẽ. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã lần lượt tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất và phương thức sản xuất phong kiến, tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân tiểu nông trở thành các đơn vị tự chủ sản xuất hàng hóa theo mô hình gia trại. Do đó, bài học kinh nghiệm thứ nhất để phát

Đông Bắc Á là vùng đất ít, người đông, quy mô đất đai của nông hộ nhỏ bé, do đó gia trại ở đây có quy mô nhỏ bé nhất trên thế giới. Đây là một nét tiêu biểu của gia trại châu Á. Bình quân diện tích đất đai của gia trại ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc chỉ trên dưới 1 ha.

Tuy quy mô nhỏ bé, nhưng trong quá trình công nghiệp hóa, các gia trại đã ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả cao, các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại tạo ra năng suất cao, trong đó đặc biệt là Nhật Bản là nước đã tạo được những thành tựu trong nông nghiệp mà bất kỳ nước nào cũng phải mơ ước. Bài

học kinh nghiệm thứ hai có thể rút ra là không nhất thiết các gia trại phải có quy mô lớn. Nếu biết áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hợp lý thì một gia trại quy mô nhỏ cũng có thể thu được hiệu quả kinh tế cao [4].

Ngoài ra, các gia trại ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc còn có đặc điểm chung là lao động trong gia trại hoạt động nông nghiệp ít; mức độ chuyên môn hóa của các gia trại cao, tỷ lệ gia trại chăn nuôi, gia trại kiêm nghiệp lớn hơn ở các nước đang phát triển. Trong tương lai, các gia trại có xu hướng chuyển dịch từ gia trại thuần nông sang gia trại kiêm nghiệp (hoạt động kinh tế trong và ngoài nông nghiệp, trong và ngoài gia trại), phát triển theo chiều hướng hoạt động và thu nhập ngoài nông nghiệp và ngoài gia trại ngày càng tăng; số lượng các gia trại sẽ giảm và quy mô đất đai trung bình của 1 gia trại sẽ tăng lên. Do

đó, bài học kinh nghiệm thứ ba là trong quá trình phát triển kinh tế gia trại cần tăng tỷ trọng các gia trại kiêm nghiệp trên tổng số các gia trại [4].

- Kinh tế gia trại ở một số nước đang phát triển

Các nước đang phát triển ở châu Á, gần đây mới bắt đầu đi lên công nghiệp hóa và bắt đầu phát triển kinh tế gia trại.

Trước khi bước vào công nghiệp hóa, tổ chức sản xuất nông nghiệp ở các nước vùng Đông Nam Á và Nam Á chủ yếu là kinh tế tiểu nông sản xuất tiểu nông cổ truyền Châu Á. Khi bước vào công nghiệp hóa có nhu cầu về sản xuất nông sản hàng hóa, một bộ phận các hộ tiểu nông có ruộng đất, có vốn, có năng lực kinh doanh đã thoát khỏi quỹ đạo sản xuất tự cấp tự túc, tiến lên sản xuất nông sản hàng hóa từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ ít đến nhiều theo mô hình kinh tế gia trại. Đó là đối với các quốc gia đã hoàn thành cải cách ruộng đất một cách triệt để như Trung Quốc, Việt Nam. Còn đối với các quốc gia như Malaysia, Inđônêxia, Ấn Độ... các doanh nghiệp nông nghiệp tư bản tư nhân trước đây sử dụng lao động làm thuê để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, dần dần

đã chuyển sang cơ chế sản xuất mới, giao khoán đất đai, cung cấp vật tư và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ gia đình công nhân sản xuất theo hợp đồng, doanh nghiệp thu mua sản phẩm làm ra để chế biến xuất khẩu, tạo ra một loạt công nhân, nông dân, chủ gia trại sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, cọ dầu, ca cao, chè [4].

Như vậy, kinh tế gia trại ở các nước đang phát triển Châu Á được hình thành từ các hộ tiểu nông tiến lên sản xuất hàng hóa và các hộ công nhân lao động ở đồn điền cũ chuyển sang hoạt động theo mô hình gia trại.

Cuối thế kỷ XX số lượng các gia trại ở các nước đang phát triển Châu Á chưa nhiều và tỷ trọng còn thấp, nhưng đang có xu thế phát triển với tốc độ nhanh hơn cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp hóa, củng cố vai trò lực lượng xung kích trong sản xuất nông sản hàng hóa và tiến dần lên vị trí lực lượng chủ lực sản xuất sản phẩm hàng hóa như các nước công nghiệp phát triển ở Đông Á hiện nay [4].

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế gia trại ở trong nước

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện kinh tế nông nghiệp, cho đến đầu năm 2013 cả nước có khoảng 113.000 gia trại. Phần lớn các gia trại trong cả nước có quy mô đất đai dưới 10 ha (khoảng 62%). Trong đó đất thổ cư chiếm 0,97%, đất nông nghiệp chiếm hơn 68,81%, đất lâm nghiệp chiếm 28,73%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,49%. Quy mô vốn đầu tư ban đầu của một gia trại tương đối lớn trong đó vốn tự có chiếm khoảng 91,03%.

Trong thời gian qua kinh tế gia trại phát triển sâu rộng trên khắp cả nước, ở mọi địa bàn. Tuy có khác nhau về phương thức sản xuất kinh doanh song kinh tế gia trại ở các vùng vẫn có đặc điểm chung là tận dụng mọi thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển sản xuất. Ở cùng một trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, cùng một trình độ quản lý, các gia trại có quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các gia trại có quy mô nhỏ, các gia trại chuyên canh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các gia trại tổng hợp.

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền văn minh lúa nước. Việt Nam có diện tích đất trồng lúa nước trên 4,3 triệu hecta. Ngoài ra, còn có diện tích mặt nước ao hồ, sông ngòi, kênh rạch chiếm diện tích lớn là cơ sở để hình thành nên ngành chăn nuôi vịt truyền thống

lâu đời. Trải qua thời gian dài phát triển, chăn nuôi vịt đã hình thành nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau và trở thành một trong những vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân và nền kinh tế đất nước. Theo thống kê của FAO (2011), Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) về số lượng vịt nuôi. Có thể nói Trung Quốc và Việt Nam là những đất nước có lợi thế đặc biệt về ngành chăn nuôi vịt.

Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi vịt đang ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Quy mô lan rộng ra nhiều vùng trên cả nước, nhiều nhất phải kể đến là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 32,19%; Đồng bằng sông Hồng chiếm 26,68% trong tổng đàn vịt của cả nước. Cơ cấu giữa nuôi vịt lấy trứng và nuôi vịt lấy thịt thì vịt lấy thịt chiếm 65 - 70%, nuôi vịt lấy trứng chiếm 30 - 35% [15].

Chăn nuôi vịt đang từng bước đạt được những thành quả quan trọng và có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế nước nhà, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, việc chăn nuôi vịt chưa tương xứng với tiềm năng và cần đẩy mạnh hơn nữa. Tại Hội Nghị thủy cầm thế giới lần thứ 5 được tổ chức ở Việt Nam, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam đề nghị, cần phải tái cơ cấu ngành chăn nuôi để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, chăn nuôi vịt thịt tập trung Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, chăn nuôi vịt hướng trứng tập trung các tỉnh miền Trung, chăn nuôi vịt kiêm dụng tập trung cho các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, nâng mục tiêu tăng trưởng về số lượng đàn 1 - 1,5%/năm. Tăng sản lượng thịt 8 - 10%/năm. Đưa tỷ trọng thịt xẻ gia cầm lên 32% vào năm 2020 [15].

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu tình hình chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

 Phân tích các hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ của các gia trại chăn nuôi vịt.

 Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của gia trại ở địa bàn nghiên cứu.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các gia trại chăn nuôi vịt tại 2 xã An Thủy và Lộc Thủy của huyện Lệ Thủy.

Đây là 2 xã có số lượng vịt chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đàn vịt của toàn huyện. Là 2 xã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển đàn vịt, là vùng đặc trưng, có thể đại diện cho tổng thể.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian

Điểm nghiên cứu là vùng sản xuất lúa trọng điểm của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đây là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi vịt với nhiều diện tích mặt nước, sông hồ và nguồn cung cấp thức ăn sẵn có cho chăn nuôi vịt.

- Phạm vi thời gian

Những thông tin, dữ liệu sử dụng cho luận văn từ năm 2010 đến năm 2014. Luận văn được thực hiện trong thời gian từ 20/8/2014 đến 20/4/2015.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Tìm hiểu tình hình chăn nuôi vịt theo hướng gia trại tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình tỉnh Quảng Bình

- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Lịch sử hình thành và phát triển gia trại chăn nuôi vịt. - Tình hình chăn nuôi vịt theo hướng gia trại.

2.3.2. Tìm hiểu các hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh của các gia trại

- Quy mô tài nguyên đất, mặt nước, quyền sử dụng. - Số lượng nhân sự, cơ cấu nhân sự, trình độ học vấn. - Nguồn vốn để chăn nuôi vịt.

- Thị trường và nhu cầu thị trường: Chuỗi cung ứng đầu vào, đầu ra và mối liên kết trong chuỗi, vai trò của các tác nhân trong chuỗi: bán cho ai, bán như thế nào? Có kí kết trước hay không? Mối quan hệ lâu dài hay thay đổi hàng năm?

- Nguồn cung cấp giống, thức ăn, nguồn nước, thú y.

2.3.3. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi vịt quy mô gia trại

- Các chi phí trong chăn nuôi vịt quy mô gia trại.

- Phân tích các chỉ số kinh tế thể hiện hiệu quả chăn nuôi vịt quy mô gia trại: GO, IC, TC, VA, MI.

- Phân tích lợi ích – chi phí của hoạt động chăn nuôi vịt quy mô gia trại.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các cơ quan chức năng có liên quan như Chi cục Thống Kê huyện Lệ Thủy, phòng Nông nghiệp huyện, trạm Thú Y huyện và các tổ chức cơ quan có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các số liệu trên Internet, báo, đài, niên giám thống kê, các đề tài nghiên cứu có liên quan.

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn cán bộ am hiểu:

+ Phỏng vấn sâu phó phòng Nông nghiệp và ông phó phòng Thống kê huyện Lệ Thủy để tìm hiểu tiến trình hình thành và phát triển gia trại vịt ở huyện Lệ Thủy, diễn biến tổng đàn vịt của huyện qua các năm, thị trường và nhu cầu thị trường: Chuỗi cung ứng đầu vào, đầu ra và mối liên kết trong chuỗi, vai trò của các tác nhân trong chuỗi.

+ Phỏng vấn sâu Trạm phó trạm Thú y huyện để tìm hiểu về việc tiêm phòng kiểm dịch, chi phí thuốc thú y đối với đàn vịt.

+ Phỏng vấn sâu 2 phó Chủ tịch xã của 2 xã An Thủy và Lộc Thủy (Phó chủ tịch xã phụ trách nông nghiệp): tìm hiểu tình hình chăn nuôi vịt trên địa bàn

xã, các kênh cung cấp thông tin về chăn nuôi vịt cho gia trại và các chính sách hỗ trợ.

- Khảo sát trực tiếp tại gia trại, phỏng vấn các chủ gia trại bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc đã được soạn sẵn. Dung lượng mẫu là 80, chọn toàn mẫu. Những nội dung phỏng vấn chủ gia trại: Tổng đàn vịt; trình độ học vấn, độ tuổi, kinh nghiệm, số năm chăn nuôi vịt; chuỗi cung ứng đầu vào, đầu ra; nguồn cung cấp giống, thức ăn, nguồn nước; quy mô sử dụng đất đai, nhân sự, nguồn vốn; thu nhập và chi phí trong chăn nuôi vịt theo hướng gia trại.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp xử lý thống kê mô tả, gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ %, tần suất được áp dụng để xử lí các chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm chăn nuôi của gia trại.

- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích chăn nuôi vịt ở các quy mô khác nhau và phương thức nuôi khác nhau.

- Toàn bộ số liệu thu thập được tập hợp và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel 2007.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình cơ bản huyện Lệ Thủy

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lệ Thuỷ là huyện vùng chiêm trũng của tỉnh Quảng Bình, là huyện nằm về cực Nam của tỉnh Quảng Bình, có tọa độ địa lý: 16055'-17022' vĩ bắc, 106025'- 106059' kinh đông. Ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh; phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Huyện Lệ Thủy có đường biên giới Việt Lào dài 42,8 km, có đường bờ biển dài hơn 30 km, trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam. Với vị trí địa lý như vậy nên huyện Lệ Thủy có điều kiện thuận lợi để giao lưu, buôn bán và vận chuyển hàng hóa nói chung và sản phẩm từ chăn nuôi vịt của gia trại nói riêng. Tuy nhiên vùng đồng bằng thấp trũng nên thường bị ngập lụt vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 hàng năm làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động chăn nuôi vịt, có khi phải gián đoạn.

Địa hình huyện Lệ Thủy tương đối phức tạp, là một huyện ven biển có cả rừng và biển, phía Tây là đồi núi của dãy Trường Sơn. Đồng bằng thấp trũng bị kẹp giữa những cồn cát ven biển và vùng núi phía Tây và phía Nam, địa hình nghiêng theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam. Địa hình đồi núi chiếm 77% diện tích tự nhiên, toàn huyện có các dạng địa hình sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)