Lựa chọn giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 64 - 66)

Công tác chọn giống là việc rất quan trọng và cần thiết trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng. Công tác chọn giống để nhằm mục đích biết được nguồn gốc của con giống, các đặc tính về sức sản xuất vượt trội, ngoại hình và thể chất có ưu thế hơn những con giống hiện tại ở địa phương. Con giống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cho trứng. Chi phí giống là chi phí ban đầu gia trại phải bỏ ra để chăn nuôi vịt, nó được xem như là khoản đầu tư ban đầu, vì vậy người nuôi vịt phải có lựa chọn chọn giống vịt phù hợp để tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt. Ở địa bàn nghiên cứu có rất nhiều loại giống: giống vịt lai, giống địa phương, giống vịt ngoại. Người chăn nuôi phải biết nhiều loại giống để có thể lựa chọn con giống tốt, phù hợp với đặc điển chăn nuôi của mình, bên cạnh đó là điều kiện khí hậu nơi chăn nuôi, nhu cầu của người tiêu dùng… nhằm nâng cao năng suất vịt nuôi cũng như thỏa mãn yêu cầu về mặt kinh tế. Có 4 giống vịt được nuôi phổ biến ở các gia trại chăn nuôi vịt, các giống vịt gia trại chọn nuôi được xếp hạng thể hiện qua bảng 15.

Bảng 15. Các giống vịt được gia trại chọn nuôi năm 2014-2015

Giống vịt Số gia trại

(n = 80) Tỷ lệ Xếp hạng

Bầu cánh trắng 39 48,7 1

Super 23 28,8 2

Siêu trứng 15 18,7 3

Cỏ 3 3,8 4

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Qua bảng 15 cho thấy vịt bầu cánh trắng là giống vịt được các gia trại lựa chọn để nuôi nhiều nhất, có 39/80 gia trại lựa chọn giống vịt bầu cánh trắng để nuôi, tiếp đến là giống vịt supper có 23/80 gia trại lựa chọn để nuôi. Có 3/80 gia trại lựa chọn nuôi vịt cỏ, đây là giống vịt đẻ trứng trước đây được nuôi khá phổ biến, tuy nhiên thời gian gần đây giống vịt siêu trứng được người dân đưa vào nuôi và đem lại sản lượng trứng cao nên đối với các gia trại nuôi vịt đẻ trứng thì giống vịt siêu trứng được lựa chọn.

* Một số đặc điểm chính của các giống vịt đang nuôi ở địa phương:

- Vịt bầu cánh trắng: Có lông màu trắng, thân hình dài, rộng, bụng sâu, dáng đi nặng nề, lạch bạch. Trọng lượng vịt: vịt trống đạt 2,5 – 3,0 kg; vịt mái đạt 2,2 – 2,5 kg.

- Vịt super: Vịt có lông màu trắng tuyền, mỏ và chân có màu vàng da cam. Cổ to, dài, thân hình nở nang, ngực sâu rộng, đầu to, lưng phẳng. Vịt thương phẩm nuôi đến 56 ngày tuổi đạt 2,8 – 3,1 kg.

- Vịt siêu trứng: Là giống vịt chuyên trứng đã được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, được nhập vào nước ta từ năm 1990. Vịt có thân hình nhỏ, lông màu khaki, mỏ và chân màu xám, một số chân và mỏ có màu da cam. Tuổi bắt đầu đẻ 140 - 145 ngày. Khối lượng khi đẻ 1,6 - 1,8kg. Vịt trưởng thành nặng 1,8 - 2kg/con. Năng suất trứng bình quân 260 - 300 quả/mái/năm, cá biệt có đàn đạt 320 quả/mái/năm.

- Vịt cỏ: là một trong những giống vịt nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất ở

nước ta. Vịt cỏ có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hoá tự nhiên. Nuôi vịt cỏ để lấy trứng và kết hợp lấy thịt theo thời vụ (vịt chạy đồng). Vịt cỏ có nhiều màu lông khác nhau, con mái cỏ màu lông chủ yếu là cánh sẻ, ngoài ra còn có màu xám, lông trắng đen, trắng tuyền. Con trống lông ở cổ có màu xanh đen, màu vàng xanh.

Vịt cỏ có tầm vóc nhỏ bé, bắt đầu đẻ trứng sau 140 ngày tuổi, vịt đực nặng 1,5-1,7kg, vịt mái nặng 1,4-1,5kg. Sản lượng trứng 200-225quả/mái/năm. Trứng nhỏ, khối lượng 64-65gr/quả. Trứng có tỷ lệ phôi cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)