Về việc cập nhật thông tin chăn nuôi vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 70)

Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin trong chăn nuôi vịt để nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt của các gia trại là hoàn toàn khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy vai trò của các trường, viện và cán bộ địa phương trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi vịt còn mờ nhạt, cụ thể mức độ tiếp cận các kênh thông tin trong chăn nuôi vịt được thể hiện ở bảng 18.

Bảng 18. Mức độ tiếp cận các kênh thông tin

Cách thức Tần số Tỷ trọng (%)

Các phương tiện truyền thông (tivi, đài, báo…) 43 53,8

Cơ quan thú y 11 13,7

Các trường, viện 0 0

- Hàng xóm, gia trại nuôi vịt khác - Đại lý bán thức ăn chăn nuôi - Thương lái

26 32,5

Tổng 80 100,0

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Bảng 18 cho thấy các gia trại tiếp cận thông tin chăn nuôi vịt chủ yếu từ các phương tiện truyền thông, có đến 43/80 gia trại lấy các thông tin đó từ các phương tiện truyền thông như: tivi, đài, báo (các chương trình “bạn của nhà nông”, “khuyến nông”,…)…Có 11/80 gia trại lấy thông tin từ các cơ quan thú y địa phương. Có 26/80 gia trại lấy thông tin từ các đại lý bán thức ăn cho vịt và qua thương lái, hàng xóm và gia trại nuôi vịt khác. Như vậy, kênh thông tin của gia trại để phục vụ cho việc nuôi vịt là rất phong phú nhưng hiện nay chủ yếu là thông tin được lấy từ các phương tiện truyền thông.

Truyền hình là loại phương tiện truyền thông hiệu quả nhất và cũng là phương tiện được người dân tiếp cận một cách thường xuyên nhất. Lý giải cho sự lựa chọn này, người dân cho rằng: ‘‘nó phù hợp nhờ thế mạnh cả về hình ảnh và âm thanh, tính hấp dẫn, trực tiếp và nhanh nhạy, có thể tiếp cận hàng ngày’’, giúp cho loại hình truyền thông này được bà con dễ chấp nhận.

Còn phương tiện đọc thì mức độ tiếp cận của người dân ở đây rất thấp. Tất cả các gia trại điều tra đều cho rằng họ không có thời gian để đọc. Vả lại với phương tiện đọc vừa không thuận tiện vừa phải bỏ ra một khoản chi phí nên kênh thông tin này ít được người dân tiếp cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)