Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 70 - 71)

Tất cả sản phẩm của ngành chăn nuôi vịt được đưa ra thị trường, tùy thuộc vào sự nắm bắt và liên kết với các tác nhân đầu ra mà sản phẩm của vịt có giá cả thu mua khác nhau giữa các gia trại. Giá bán thịt vịt và trứng vịt được thể hiện ở bảng 19.

Bảng 19. Giá bán vịt thịt và trứng vịt năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình

Vịt thịt Đồng/kg 40.500 ± 1,84 Trứng vịt Đồng/trứng 2.600 ± 1,25

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Từ bảng 19 cho thấy, giá bán vịt thịt trung bình 40.500 đồng/kg, giá trứng trung bình 2.600 đồng/quả. Kết quả điều tra cho thấy, có sự chênh lệch giữa giá vịt nuôi bán thịt và giá vịt nuôi sau khi vịt đã đẻ trứng, mức chênh lệch từ 3.000đ/kg đến 3.500đ/kg.

Thị trường tiêu thụ của sản phẩm ngành hàng vịt rộng, có những bán buôn nhỏ và bán buôn lớn ở cả trong và ngoài tỉnh. Theo khảo sát, có 6 bán buôn trong huyện thường xuyên thu mua sản phẩm của người chăn nuôi. Số lượng các bán buôn ở ngoài huyện nhiều khoảng trên 10 người. Những bán buôn này đến từ các nơi như huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình hay tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà nẵng. Giá bán có sự chênh lệch giữa các tác nhân thu mua. Sự chênh lệch giá cả giữa các tác nhân thu mua khá lớn do các bán buôn, bán lẻ mua sản phẩm với số lượng lớn và chủ động nên có quyền quyết định. Ngoài ra, chất lượng thịt vịt và trứng vịt cũng là một yếu tố được tính đến khi mua bán sản phẩm.

Chăn nuôi vịt ở huyện Lệ Thủy đã trở thành một nghề đối với nhiều gia đình, đem lại nguồn thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)