Tổ chức tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 79)

Thị trường là yếu tố quan trọng, ở một số thời điểm thị trường trở thành yếu tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tố độ sản xuất. Khi thị trường phát triển, hàng hoá sản xuất ra bán giá cao, người sản xuất thu được nhiều lợi nhuận, khi đó nó thúc đẩy phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất được mở rộng và ngược lại.

Thị trường tiêu thụ vịt có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong chăn nuôi từ đó ảnh hưởng đến việc quy định đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi vịt của mỗi gia trại. Do đó để việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đạt kết quả bền vững thì việc tìm kiếm thị trường, gắn kết sản xuất với tiêu thụ cho người dân là yếu tố quan trọng.

3.4.2.1. Chuỗi thị trường trứng vịt

Sau khi thu hoạch trứng, gia trại sẽ lựa chọn một nơi đáng tin cậy và phù hợp để xuất trứng bán. Sơ đồ 1 mô tả chuỗi thị trường trứng vịt tại địa bàn nghiên cứu.

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Sơ đồ 1. Chuỗi thị trường trứng vịt ở địa bàn nghiên cứu năm 2014-2015 Người cung ứng đầu vào Gia trại chăn nuôi Lò ấp Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng và người chăn nuôi 60,0% 6,62 % 33,38% 19,6% 9,4% 80,0% 71,0% 20,0%

Qua sơ đồ trên cho thấy, lò ấp là tác nhân đóng vai trò chủ chốt trong tiêu thụ trứng vịt ở địa bàn nghiên cứu. Đến 60% sản lượng trứng của vịt đẻ được đưa tới lò ấp để tiến hành ấp trứng lộn và con giống. Những lò ấp này chủ yếu nằm trên địa bàn xã, sự quen biết cũng như mua bán lâu năm tạo nên mối liên kết tốt, tuy nhiên hình thức mua bán chỉ trao đổi mang tính chất thời điểm. Ưu điểm lớn nhất của kênh là sự thu mua trứng của lò ấp lớn, đem đến sự ổn định cho những gia trại chăn nuôi.

Sản phẩm đi đến người tiêu dùng hoặc người chăn nuôi thông qua các kênh sau đây:

* Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Lò ấp - Bán buôn - Bán lẻ - Người tiêu dùng, người chăn nuôi.

* Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Lò ấp - Bán buôn - Người tiêu dùng, người chăn nuôi.

* Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Lò ấp - Bán lẻ - Người tiêu dùng, người chăn nuôi.

* Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Lò ấp - Người tiêu dùng, người chăn nuôi. * Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Bán buôn - Người tiêu dùng.

* Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Bán buôn - Bán lẻ - Người tiêu dùng. * Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Bán lẻ - Người tiêu dùng.

Sau khi ra lò ấp, sản phẩm được phân bổ tới bán buôn 71%, bán lẻ 19,6% và người tiêu dùng mua trực tiếp 9,4%.

Bán buôn là tác nhân quan trọng trong hoạt động tiêu thụ và lưu thông sản phẩm. Hộ chăn nuôi bán 33,38% sản lượng trứng ngang cho bán buôn ở trên địa bàn. Từ bán buôn, trứng được phân phối lại khoảng 80% cho người bán lẻ ở các chợ trên địa bàn huyện và khoảng 20% bán trực tiếp cho người tiêu dùng tiêu thụ với số lượng lớn.

Đối với trứng vịt ngang có chất lượng thấp hơn như vỏ mỏng, nhỏ, méo được bán lẻ ở chợ trong thôn, xã chiếm 6,62 % tổng sản lượng trứng của các hộ nghiên cứu. Hoạt động bán lẻ của hộ chăn nuôi đem đến lợi thế khi giá cả trứng tăng, quen biết được nhiều khách hàng, nhưng sự tiêu thụ trứng lại chậm và dễ gây rủi ro cho người chăn nuôi.

6 - 7 giờ sáng để trứng không bị vịt làm bẩn hoặc bị vỡ. Trứng xếp vào khay, để nơi cao ráo, thoáng mát sẽ làm cho trứng tươi lâu hơn. Nếu trứng để ấp thì phải chuyển vào lò trước 5 ngày kể từ sau khi vịt đẻ. Đặc biệt lưu ý trong quá trình vịt đẻ, phải cung cấp đủ chất đạm cho vịt và không được tiêm bất cứ một loại thuốc nào vì làm như vậy vịt sẽ ngưng đẻ. Cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và chú ý đến chế độ thức ăn của vịt (chủ yếu thức ăn tổng hợp) sẽ giúp cho vịt đẻ đều, trứng to.

Những gia trại chăn nuôi vịt lấy trứng khi được hỏi đều cho biết tất cả trứng thu được đều mang đi bán, không có gia trại nào lấy trứng ấp con để nuôi tiếp hoặc bán vịt con. Đa số gia trại đều bán trứng vịt cho lò ấp và các thương lái. Do đó giá sản phẩm có thể thấp hơn so với bán tại chợ và có nguy cơ bị thương lái ép giá, nhưng bù lại gia trại sẽ tiết kiệm thời gian mang sản phẩm ra chợ để bán.

* Điểm khác biệt giữa thương lái và các lò ấp vịt:

+ Lò ấp vịt: Sở dĩ gọi là lò ấp vịt là do ảnh hưởng của tiếng địa phương chứ không phải nơi này chuyên ấp nở vịt giống. Đây có thể gọi là trạm thu mua trứng vịt của người nông dân.

Chi phí đầu tư ban đầu cho các lò ấp khá cao, trung bình mỗi máy ấp trứng có giá khoảng 10 triệu đồng, máy ấp nở có giá 25 triệu đồng. Trung bình mỗi máy ấp khoảng 7.000 quả trứng. Thời gian ấp trứng lộn từ 18 - 20 ngày ở nhiệt độ từ 37 - 37,50C. Thời gian ấp con giống từ 27 - 28 ngày ở nhiệt độ từ 38 - 390C. Việc ấp trứng lộn hay con giống được kiểm soát nhiệt độ một cách nghiêm ngặt, thường xuyên dùng máy soi để kiểm tra chất lượng bên trong quả trứng, nếu trứng không đạt yêu cầu thì sẽ được loại thải sớm, tránh gây ảnh hưởng đến các trứng khác. Lợi nhuận thu được từ hoạt động ấp trứng khá cao, những hộ có kinh doanh ấp trứng và con giống đều có thu nhập khá giả và ổn định.

+ Thương lái: là người thu gom trứng vịt từ gia trại.

Thương lái trực tiếp đi đến từng gia trại để thu mua trứng vịt còn các lò ấp vịt thì cố định một chỗ, gia trại phải đem sản phẩm của mình đến tận lò ấp vịt để bán. Khi gia trại bán sản phẩm cho các lò ấp vịt thì phải tốn khoản chi phí bán hàng, còn bán cho thương lái thì không tốn khoản chi phí này.

Giá trứng vịt khi bán cho thương lái thường thấp hơn khi bán cho các lò ấp vịt từ 200 đến 300 đồng/quả vì thương lái phải đầu tư chi phí vận chuyển và lao động để thu mua sản phẩm.

Sau khi thu gom trứng vịt từ người chăn nuôi, các thương lái bán lại cho các cơ sở thu mua trứng gia cầm, bán sĩ cho các tiểu thương ở các chợ, bán trực tiếp cho người tiêu dùng, hoặc bán cho các nhà hàng, cơ sở chế biến thực phẩm.

3.4.2.2. Chuỗi thị trường vịt thịt

Nguồn thu từ trứng vịt là nguồn thu chủ yếu và thường xuyên của gia trại, bên cạnh đó gia trại còn có nguồn thu đáng kể từ việc bán vịt:

* Đối với vịt lấy thịt

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Sơ đồ 2. Chuỗi thị trường vịt thịt ở địa bàn nghiên cứu năm 2014-2015

Hoạt động chăn nuôi vịt không thể thiếu nguồn cung đầu vào. Nguồn đầu vào bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thú y, cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi…Những nguồn này do các đại lý, công ty hay các cửa hàng ở chợ trong và ngoài tỉnh cung cấp.

Sơ đồ trên cho thấy, bán buôn là tác nhân đóng vai trò chủ chốt trong tiêu thụ vịt thịt của gia trại. Có gần 87,7 % tổng đàn vịt thịt nuôi ở xã được bán cho bán buôn. Các gia trại này có mối liên kết chặt chẽ với các bán buôn thông qua sự quen biết lâu năm hoặc có các thỏa thuận. Các bán buôn này đa dạng, bao gồm cả bán buôn nhỏ và bán buôn lớn. Bán buôn nhỏ chủ yếu phân bố trên địa

Người cung ứng đầu vào Gia trại chăn nuôi Lò mổ (người mổ) Bán buôn Người chế biến Bán lẻ Người tiêu dùng Xuất khẩu đi Lào, Thái Lan 12,3% 87,7 % 43,0 % 34,5 % 65,5% 15,0% 42,0%

bàn huyện, bán buôn lớn chủ yếu đến từ các tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,…Bán buôn thu mua vịt bằng xe máy hoặc bằng xe tải.

Sản phẩm đi đến người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối sau đây:

o Gia trại chăn nuôi vịt thịt - Bán buôn - Lò mổ - Người chế biến - Người tiêu dùng.

o Gia trại chăn nuôi vịt thịt - Bán buôn - Lò mổ - Bán lẻ - Người tiêu dùng.

o Gia trại chăn nuôi vịt thịt - Bán buôn - Xuất khẩu đi Lào, Thái Lan.

o Gia trại chăn nuôi vịt thịt - Bán buôn - Bán lẻ - Người tiêu dùng.

o Gia trại chăn nuôi vịt thịt - Lò mổ - Bán lẻ - Người tiêu dùng.

o Gia trại chăn nuôi vịt thịt - Lò mổ - Người chế biến - Người tiêu dùng. Sản phẩm thông qua các bán buôn được vận chuyển đi xa hơn, thị trường rộng hơn, nguồn thu ổn định hơn, trong đó từ bán buôn có 43% tới lò mổ, 15% tới người bán lẻ và 42% được bán đi Lào, Thái Lan. Người chăn nuôi vịt bán qua bán buôn với lượng lớn và hầu hết muốn bán qua bán buôn, vì bán buôn thu mua với số lượng lớn, sản phẩm của người chăn nuôi được tiêu thụ nhanh, không phải tích trữ.

Ngoài bán cho bán buôn, 12,3% tổng đàn vịt thịt được người chăn nuôi bán cho các hộ mổ, cung cấp chủ yếu cho thị trường trong huyện. Những hộ chăn nuôi này do có mối quen biết với các hộ mổ ở địa phương, mua bán trao đổi tức thời. Số lượng vịt được giết mổ ít khoảng 50 - 60 con/ngày nên người chăn nuôi ngại bán cho tác nhân này. Việc thu mua rải rác và nhiều đợt đem đến rủi ro về giá và chi phí thức ăn cho người nuôi.

Từ các hộ mổ, thịt vịt được các tác nhân bán lẻ thu mua 65,5% để bán dạo ở chợ, còn lại 34,5% bán cho những người chế biến, đây là những quán ăn nhỏ, người nấu ăn đám cưới hỏi, công trường, bệnh viện,…Sản phẩm qua các các hộ bán lẻ cung cấp đến tay của người tiêu dùng.

Tại địa bàn nghiên cứu, hầu hết người chăn nuôi vịt quy mô gia trại bán sản phẩm trực tiếp cho hai tác nhân là bán buôn và lò mổ, hầu như không bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Nguyên nhân do vịt được nuôi với số lượng lớn, hộ muốn tiêu thụ hết một lần, đảm bảo giao ước với người mua, tạo nguồn thu ổn định.

Có nhiều lý do người chăn nuôi bán vịt thịt: Do hình thức nuôi để bán vịt thịt, có nhiều trường hợp người nuôi vịt theo hình thức lấy trứng nhưng do gia trại nuôi không có đồng làm cho vịt đẻ với tỷ lệ thấp nên bán cho gia trại khác nuôi tiếp có điều kiện về chạy đồng hơn làm tăng số lượng trứng vịt đẻ. Do đó vịt đẻ được nuôi sang tay từ gia trại này sang gia trại khác cho đến khi vịt già thì mới bán giết thịt.

* Chuỗi thị trường vịt thịt sau đẻ trứng

Sau khi nuôi lấy trứng, vịt đẻ được gia trại bán để thay giống mới. Tùy vào thời gian nuôi, quy mô nuôi và khả năng cho trứng của vịt, vịt đẻ được bán một lần/lứa hay bán rải rác theo hình thức loại thải dần.

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Sơ đồ 3. Chuỗi thị trường vịt trứng tại địa bàn nghiên cứu năm 2014-2015

Sơ đồ 3 cho thấy, bán buôn và lò mổ là những tác nhân đóng vai trò chính trong tiêu thụ vịt đẻ của gia trại. Bán buôn tiêu thụ 50,9% và lò mổ tiêu thụ 42,8% sản lượng vịt đẻ. Sự chênh lệch về tiêu thụ vịt đẻ của hai tác nhân này không lớn so với chuỗi vịt thịt. Nguyên nhân do hộ chăn nuôi vịt đẻ loại thải vịt theo từng đợt/lứa tùy theo khả năng cho trứng của vịt. Số lượng từng đợt ít, chủ yếu là bán cho bán buôn nhỏ hoặc lò mổ trong huyện.

Người cung ứng đầu vào

Gia trại

chăn nuôi (người mổ) Lò mổ

Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng 42,8% 50,9% 73,0% 34,5% 65,5% 27,0% 6,3%

Sản phẩm đi đến người tiêu dùng thông qua các kênh sau đây:

o Gia trại chăn nuôi vịt lấy trứng - Bán buôn - Lò mổ - Bán lẻ - Người tiêu dùng.

o Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Bán buôn - Bán lẻ - Người tiêu dùng.

o Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Lò mổ - Bán lẻ - Người tiêu dùng.

o Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Lò mổ - Người tiêu dùng.

o Gia trại chăn nuôi vịt trứng - Người tiêu dùng.

Hoạt động tiêu thụ vịt đẻ tương tự như tiêu thụ vịt thịt nhưng không có xuất khẩu bởi thị trường không ưa chuộng sản phẩm. Ngoài ra, khảo sát cho thấy 6,3% tổng đàn vịt đẻ được bán cho người tiêu dùng trực tiếp trong thôn, xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)