Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tác nhân thu mua, tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 81)

thu hoạch được bao nhiêu trứng vịt thì các thương lái và các lò ấp vịt cũng tiêu thụ hết, vì vậy gia trại có thể yên tâm về đầu ra của sản phẩm.

Giá bán ra của trứng vịt cho thương lái thường thấp hơn bán cho các lò ấp vịt, vì vậy gia trại nên tranh thủ thời gian và phương tiện vận chuyển sản phẩm đến bán cho thị trường này. Lợi ích tính trên một trứng vịt thì ít, nhưng nếu tính trên số lượng trứng vịt hàng trăm, hàng nghìn trứng thì đây là một khoản thu nhập lớn.

Người chăn nuôi phải nắm bắt giá thị trường và tránh được tình trạng người mua ép giá. Song song đó, các gia trại nên quan tâm đến các nguồn tin về giá cả thị trường để có thể tiêu thụ sản phẩm của mình đúng giá hơn.

Nên tìm nguồn cung cấp thông tin thật sự đáng tin cậy để chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Tránh những tin đồn không có thật gây hoang man, thiếu bình tĩnh trong chăn nuôi.

Các gia trại nên có mối quan hệ chặt chẽ với các lò ấp vịt để được hỗ trợ tín dụng đồng thời có được giá bán ổn định hơn. Mối quan hệ quen biết cũng hạn chế sự ép giá lẫn nhau.

3.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tác nhân thu mua, tiêu thụ sản phẩm thụ sản phẩm

Kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường đầu ra của vịt thịt và trứng hiện tại thuận tiện. Cả vịt và trứng đều được mua ngay tại địa phương và có nhiều kênh thị

trường để lựa chọn. Tuy nhiên các gia trại luôn phải nắm bắt thông tin thị trường để không bị ép giá làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chăn nuôi. Việc tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi vịt bị ảnh hưởng bởi những nhân tố sau:

Bảng 21. Những nhân tố ảnh hưởng đến nơi tiêu thụ

Nhân tố

Số gia trại (n=80)

Tỷ lệ (%)

Thuận tiện trao đổi hàng hóa 36 45,0

Giá bán tốt 44 55,0

Dễ bán/ linh động 30 37,5

Quen biết 22 27,5

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Bảng 21 cho thấy rằng tiêu chí hàng đầu để gia trại lựa chọn nơi bán sản phẩm là giá bán cao, kế đến là thuận tiện và dễ bán. Yếu tố “quen biết” hầu như ảnh hưởng không đáng kể đến việc lựa chọn thị trường tiêu thụ.

Giá thành của vịt phụ thuộc lớn vào tỷ lệ khoảng thời gian đưa vịt đi ăn đồng, vì vậy gia trại phải hạn chế khoảng thời gian nuôi nhốt vịt ở nhà, đồng thời hợp tác với các cán bộ thú y trong việc tiến hành tiêm phòng vacxin để có thể đưa vịt đi ăn đồng.

Trong các loại chi phí thì chi phí thức ăn ảnh hưởng lớn đến thu nhập của gia trại. Vì vậy trong chăn nuôi vịt, bà con luôn tìm cách tiết kiệm tối đa khoản chi phí cho thức ăn, nhất là chi phí thức ăn trong thời gian nhốt vịt ở nhà. Trong khoảng thời gian này các gia trại thường kết hợp cho ăn lúa với cám hoặc trấu để tiết kiệm chi phí. Lúa được người dân hạn chế sử dụng do giá lúa cao, khi đến mùa thu hoạch người dân lùa vịt ra đồng hoặc tận dụng các loại lúa xép để cho ăn thúc.

Trong hai năm gần đây, do dịch cúm gia cầm đã đã được kiểm soát tốt, nhiều đàn vịt đã được nuôi mới. Nhiều gia trại mới phát triển dẫn đến cạnh tranh giữa các chủ nuôi vịt trong việc thuê đồng cho vịt ăn, theo quy luật cung cầu thì giá thuê đồng sẽ tăng. Vì vậy, để tìm kiếm những cánh đồng cho vịt ăn trong khoảng thời gian dài, với số lượng đàn vịt khá lớn thì gia trại cần phải thiết lập

mối quan hệ với các chủ ruộng để được thuê đồng với mức giá ưu đãi, kết hợp với việc thường xuyên tìm kiếm những cánh đồng mới ở các địa phương khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)