3.1.2.1. Về kinh tế
Lệ Thủy là huyện thuần nông, ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp (canh tác lúa nước và trồng rau màu). Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2014 thể hiện ở biểu đồ 2.
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy năm 2014)
Biểu đồ 2. Biểu đồ giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Lệ Thủy năm 2014
36,9% 54,4%
8,7%
Dịch vụ, thương mại Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp
Biểu đồ 2 cho thấy giá trị thu nhập xã hội của huyện năm 2014 đạt 3.734,257 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản 2.030,627 tỷ đồng, giá trị công nghiệp 325,503 tỷ đồng và dịch vụ, thương mại 1.378,127 tỷ đồng. Thu nhập bình quân 26,34 triệu đồng/người/năm.
* Trồng trọt
Lệ Thủy là huyện có thế mạnh về trồng trọt. Tổng giá trị sản phẩm ngành trồng trọt bình quân năm 2013 đạt 741,421 tỷ đồng, cụ thể giá trị sản xuất trồng trọt của huyện từ năm 2010 đến năm 2013 được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Giá trị sản xuất trồng trọt của huyện Lệ Thủy (2010-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy 2014, niên giám thống kê 2013)
Qua bảng 2 cho thấy giá trị sản xuất cây lương thực chiếm tỷ trọng cao so với các loại cây khác, mà cây lương thực ở địa bàn huyện chủ yếu là trồng lúa. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Lệ Thủy đạt 23.897 ha, trong đó cây lương thực 19.678 ha (diện tích trồng lúa 19.414 ha), diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 438 ha, diện tích cây chất bột có củ 1.945 ha, diện tích cây thực phẩm và cây khác 1.836 ha. Diện tích và năng suất một số cây trồng chính trên địa bàn huyện được tổng hợp qua bảng 3.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tổng số 620.893 803.729 773.353 741.421
Cây lương thực 445.059 550.937 524.685 484.215
Cây chất bột có củ 33.759 49.722 62.999 64.779
Cây thực phẩm 40.946 54.205 57.491 64.321
Cây công nghiệp hàng năm 19.716 15.132 16.693 18.538
Cây hàng năm khác 2.010 1.408 2.840 2.598
Cây lâu năm 79.403 132.325 108.628 106.915
Bảng 3. Diện tích và năng suất một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Lệ Thủy (2010-2013) Cây trồng 2010 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Lúa 18.828 45,54 19.313 47,37 19.331 47,56 19.414 44,85 Ngô 233 31,24 222 25,18 262 27,37 264 28,48 Khoai lang 750 66,24 850 60 850 60,00 850 60 Sắn 700 120 760 120 760 120 700 120 Lạc 583 21,53 395 15,89 328 19,94 382 19,95 Rau các loại 1.290 87,01 1.350 85,74 1.364 86,00 1.298 89,58
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy 2014, niên giám thống kê 2013)
Qua bảng 3 ta thấy diện tích trồng lúa chiếm hầu hết diện tích trồng cây hàng năm của toàn huyện, ví dụ như năm 2013, diện tích trồng lúa: 19.414 ha, rau các loại: 1.298 ha, ngô: 264 ha... Trong khi diện tích trồng các loại cây (ngô, khoai, sắn, lạc, rau màu) có xu hướng giảm và năng suất không ổn định, thì diện tích trồng lúa có xu hướng tăng từ 18.828 ha (2010) lên 19.414 ha (2013), năng suất lúa cũng khá ổn định và có tăng 45,54 tạ/ha (2010) lên 47,56 tạ/ha (2012); tuy nhiên năm 2013 do lốc tố làm ngã đỗ một số diện tích lúa nên năng suất lúa giảm xuống 44,85 tạ/ha (trong đó vụ Đông Xuân năng suất bình quân 61,84 tạ/ha, vụ Hè Thu năng suất bình quân 40,0 tạ/ha, lúa tái sinh năng suất bình quân 25,38 tạ/ha).
* Chăn nuôi
Giá trị sản xuất chăn nuôi của huyện không ngừng tăng qua các năm và đóng góp vào nền kinh tế nông nghiệp chung của huyện. Ngoài việc chăn nuôi gà, vịt… một số hộ dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư đưa vào mô hình nuôi đà điểu, lợn bản… và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất chăn nuôi của huyện tăng qua các năm thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Giá trị sản xuất chăn nuôi của huyện Lệ Thủy (2010-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy 2014, niên giám thống kê 2013)
Từ bảng 4 ta thấy, năm 2013 giá trị sản xuất chăn nuôi của huyện đóng góp 770.588 triệu đồng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 42,04 % (2010) lên 49,93 % (2013), điều này phù hợp với định hướng phát triển chung ngành chăn nuôi của cả nước cũng như của huyện.
Đàn vịt của huyện Lệ Thủy phân bố không đều giữa các xã, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào đồng lúa của mỗi xã và tùy thuộc vào thời vụ thu hoạch lúa. Theo số liệu thống kê của phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy, tổng đàn vịt của huyện qua các năm được thể hiện ở biểu đồ 3.
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy)
Biểu đồ 3. Tổng đàn vịt qua các năm của huyện Lệ Thủy
255000 260000 265000 270000 275000 280000 285000 290000 2011 2012 2013 2014 Số con Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng số 460.787 682.498 699.901 770.588 Gia súc 331.393 449.015 467.231 492.968 Gia cầm 129.006 222.196 224.603 265.543 Chăn nuôi khác 388 11.287 8.067 8.577 Sản phẩm phụ 3.500
Biểu đồ 3 cho thấy tổng đàn vịt của huyện có sự biến động lớn qua các năm, đặc biệt năm 2012 số lượng vịt của huyện giảm mạnh, đây là năm dịch cúm H5N1 bùng phát trên địa bàn tỉnh và có ảnh hưởng lây lan mạnh đến các xã như An Thủy, Lộc Thủy, Sơn Thủy, Hoa Thủy… làm số lượng vịt trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng nặng. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại, kiểm soát tốt dịch bệnh nên những năm trở lại đây dịch bệnh không xảy ra và duy trì ổn định tổng đàn vịt của huyện với tốc độ tăng trung bình là 7,87%/năm.
* Thủy sản
Tổng giá trị sản lượng sản phẩm thủy sản đạt 254,429 tỷ đồng. Năm 2014 sản lượng khai thác hải sản tăng đạt 4.482 tấn (sản lượng hải sản khai thác chủ yếu tại 3 xã biển: Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Bắc). Trong đó, sản lượng hải sản là 3.415 tấn và sản lượng thủy sản nước ngọt là 1.067 tấn.
Về nuôi trồng: Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2.216 tấn, trị giá 145,611 tỷ đồng, chiếm 57,2% tổng giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn huyện (254,429 tỷ đồng).
* Công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Giá trị sản lượng sản phẩm công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ 1.703,630 tỷ đồng. Trong đó: giá trị công nghiệp chiếm 325,503 tỷ đồng (công nghiệp khai thác 41,522 tỷ đồng; công nghiệp chế biến 283,981 tỷ đồng). Giá trị thương mại và dịch vụ 1.378,127 tỷ đồng (trong đó thành phần kinh tế Nhà nước chiếm 9,7%; tư nhân, cá thể chiếm 90,3%).
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn đã tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lúc nông nhàn: làng nghề truyền thống chiếu cói An Xá, nón lá Quy Hậu, rượu Tuy Lộc. Chỉ tính riêng nghề nón, mỗi năm Quy Hậu có thu nhập trên 10 tỷ đồng. Những nghề mới như trồng nấm, mây tre đan xuất khẩu đang từng bước mở rộng.
* Cơ cấu, tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy, có sự dịch chuyển về sản xuất của các ngành, theo số liệu điều tra của Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện có cơ cấu và tốc độ phát triển được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Cơ cấu, tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy (2010-2013)
Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ A. Cơ cấu (%) 2010 100,00 56,64 42,04 1,32 2011 100,00 53,42 45,36 1,22 2012 100,00 51,63 46,73 1,64 2013 100,00 48,04 49,93 2,03 B, Tốc độ phát triển(%) 2010 102,85 105,99 98,28 130,41 2011 100,43 100,17 100,33 115,02 2012 103,72 102,47 105,53 100,18 2013 102,62 95,98 110,77 117,86
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy 2014, niên giám thống kê 2013)
Qua bảng 5 ta thấy: Từ năm 2010 đến 2013 giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện có xu hướng tăng, đóng góp 1.096.149 triệu đồng (2010) và 1.543.391 triệu đồng (2013). Trong ngành nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt cao nhất, tiếp đến là ngành chăn nuôi, cuối cùng là dịch vụ nông nghiệp. Năm 2013, giá trị sản xuất của trồng trọt là 741.421 triệu đồng, chăn nuôi đóng góp 770.588 triệu đồng và dịch vụ đóng góp 31.382 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng ngày càng giảm 56,64 % (2010) giảm còn 48,04 % (2013). Ngược lại, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 42,04 % (2010) lên 49,93 % (2013) và giá trị các dịch vụ nông nghiệp cũng tăng, điều này phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp chung của cả nước cũng như huyện.
3.1.2.2. Dân số và lao động
Lệ Thủy là một huyện lớn cả về diện tích cũng như số dân của tỉnh Quảng Bình. Tình hình dân số, lao động toàn huyện được tổng hợp qua bảng 6.
Bảng 6. Tình hình dân số, lao động huyện Lệ Thủy (2010 – 2013)
Chỉ tiêu ĐV tính 2010 2011 2012 2013 1.Tổng số hộ Hộ 35.448 36.031 36.545 36.868 1.1.Hộ thành thị Hộ 2.839 2.891 2.933 2.959 1.2.Hộ nông thôn Hộ 32.609 33.140 33.612 33.909 2.Tổng dân số Người 140.527 140.948 141.380 141.787 2.1.Nam Người 70.093 70.335 70.560 70.757 2.2.Nữ Người 70.434 70.613 70.820 71.379
3.Tỷ lệ gia tăng dân số % 0,250 0,230 0,306 0,288
4.Dân số trong độ tuổi lao động Người 76.156 78.625 81.774 82.952
4.1.Theo giới tính
Nam Người 37.986 39.235 40.812 41.396
Nữ Người 38.170 39.390 40.962 41.556
5. Lao động đang làm việc
trong ngành kinh tế Người 74.180 76.781 79.929 81.139
Lao động nông nghiệp Người 58.035 58.008 57.934 57.391 Lao động phi nông nghiệp Người 16.145 18.773 21.995 23.748
6. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 3,96 3,91 3,87 3,85
7. Bình quân lao động/hộ Lao động 2,14 2,18 2,23 2,45
Qua bảng 6 ta thấy năm 2013 tổng số hộ trên địa bàn huyện là 36.868 hộ trong đó số hộ thành thị là 2.959 và số hộ nông thôn là 33.909 hộ; điều này cho thấy huyện Lệ Thủy là một huyện thuần nông đại đa số người dân sống ở khu vực nông thôn vào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2010 đến 2013 dân số cũng như tổng số hộ của toàn huyện tăng, năm 2010, tổng số hộ 35.448 hộ, với dân số là 140.527, tuy nhiên đến năm 2013 toàn huyện có đến 38.868 hộ với tổng số dân 141.787 người. Tuy nhiên, tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của huyện khá thấp, dao động từ 0,23% đến 0,306%.
Số hộ nông thôn tăng dần nhưng số lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần, nguyên nhân là do tỷ lệ sinh ở vùng nông thôn tăng, một số hoạt động nông nghiệp đã chuyển sang phát triển các ngành nghề khác, công nghiệp và dịch vụ cũng càng ngày càng tăng lên. Điều này cũng phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Bình quân số nhân khẩu/hộ cũng như số lao động/hộ cũng có xu hướng giảm dần. Trong tổng dân số toàn huyện từ năm 2010 đến năm 2013 nữ giới chiếm nhiều hơn nam giới, số lao động nữ cũng cao hơn lao động nam. Đây là một điều bất lợi về mặt xã hội cũng như trong hoạt động chăn nuôi, sản xuất.
Lực lượng lao động, tập quán và kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế của huyện nói chung và sự hình thành và phát triển mô hình kinh tế gia trại nói riêng.
1.1.2.3. Giáo dục và đào tạo
Hiện tại có 29 trường mẫu giáo, 34 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở , 6 trường trung học phổ thông. Toàn huyện có 100% xã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, 32% cơ sở được công nhận phổ cập trung học cơ sở, 615 trường tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia.
1.1.2.4. Y tế
Với một bệnh viện gồm 140 giường bệnh, 28 trạm y tế với 118 giường bệnh. Số lượng cán bộ y tế trên địa bàn là 247 cán bộ, gần 99% số trẻ em trong độ tuổi được tiêm văcxin phòng bệnh. Đã tổ chức khám chữa bệnh cho những người nghèo, tàn tật, cô đơn và các đối tượng chính sách.
1.1.2.5. Văn hóa
Một số di tích lịch sử được công nhận như: Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, miếu Thần Hoàng, chùa An Xá...