Tuổi, trình độ văn hóa và số năm trong nghề của chủ gia trại nuôi vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 56)

Trong tất cả mọi hoạt động sản xuất, người sản xuất đều cần một số yếu tố đầu vào nhất định. Đối với gia trại chăn nuôi vịt thì yếu tố về tuổi tác, trình độ văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Độ tuổi cho biết khả năng từng trải của chủ gia trại; thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi vịt phản ánh kinh nghiệm đúc kết được trong sản xuất.

Bảng 8. Đặc điểm chung của chủ gia trại chăn nuôi vịt được điều tra

Tiêu chí Đơn vị tính Cao nhất Thấp nhất Trung bình

Tuổi của chủ gia trại Tuổi 62 27 40,7 ± 8,27

Trình độ văn hóa Lớp 11 3 7,4 ± 2,65

Số năm trong nghề Năm 34 2 10,7 ± 5,84

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Bảng 8 cho thấy độ tuổi trung bình của chủ gia trại nuôi vịt nơi đây là 40,7 tuổi. Trong đó người cao tuổi nhất còn đủ khả năng để chăn nuôi vịt là 62 và người trẻ tuổi nhất là 27. Như vậy, độ tuổi trung bình của người nuôi vịt là khá cao.

Với độ tuổi trung bình của chủ gia trại là 40,7 tuổi, ở độ tuổi này chủ gia trại có nhiều kinh nghiệm để quyết định các vấn đề trong gia trại, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến thu nhập của gia trại, cũng như việc tham gia hay lựa chọn hoạt động mang lại thu nhập của gia trại.

Nhìn chung trình độ văn hóa của người nuôi vịt ở đây tương đối thấp. Qua điều tra cho thấy số người nuôi vịt chưa qua đào tạo hoặc chỉ mới học tiểu học, trung học cơ sở chiếm tỷ lệ rất lớn: Cụ thể 74/80 người, chiếm 92,5% trong tổng số. Số người được học trung học phổ thông là rất ít, chỉ 6/80 người, chiếm 7,5%. Và không có người nào ở trình độ đại học và trên đại học.

Trình độ học vấn không cao ảnh hưởng đến khả năng tính toán lời, lỗ từ hoạt động chăn nuôi vịt, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cập nhật thông tin, tiếp cận phương thức, kỹ thuật chăn nuôi vịt. Trình độ văn hóa hỗ trợ tốt cho gia trại có một cái nhìn rộng hơn và toàn diện hơn.

Thời gian chăn nuôi dài, giúp các chủ gia trại tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm như: về kỹ thuật chăm sóc, cho ăn, chọn giống, xác định được thời điểm bán thích hợp, bắt con giống về nuôi để đến khi bán được giá cao…Việc chăn nuôi vịt không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, nhưng cũng đòi hỏi các chủ gia trại có những kỹ thuật nhất định để đạt hiệu quả cao.

Một số gia trại mới được phát triển trong thời gian gần đây, ngay cả khi dịch cúm gia cầm xuất hiện thì vẫn có người mới bắt đầu tham gia nuôi vịt. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, hệ thống thủy lợi ở địa phương đã được củng cố, hạn chế nước mặn xâm nhập tạo điều kiện thuận lợi cho nghề trồng lúa nước phát triển, kéo theo đó là sự đẩy mạnh hoạt động chăn nuôi vịt theo mùa vụ. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên giá bán trứng vịt đang có xu hướng tăng lên, điều đó đã kích thích người dân nuôi vịt.

Số năm kinh nghiệm nuôi vịt của người dân hai xã rất cao. Người lâu năm nhất là 34 năm trong nghề, và ngắn nhất là 2 năm trong nghề. Đây là một trong những nghề truyền thống của địa phương. Do vậy người nuôi rất dày dặn kinh nghiệm trong việc tổ chức chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cũng như kết nối thị trường. Đó cũng là một yếu tố thuận lợi của các gia trại để tăng hiệu quả chăn nuôi trong bối cảnh sự quản lý cũng như hỗ trợ quy hoạch, tổ chức chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của các cơ quan ban ngành thiếu và yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)