3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lệ Thuỷ là huyện vùng chiêm trũng của tỉnh Quảng Bình, là huyện nằm về cực Nam của tỉnh Quảng Bình, có tọa độ địa lý: 16055'-17022' vĩ bắc, 106025'- 106059' kinh đông. Ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh; phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Huyện Lệ Thủy có đường biên giới Việt Lào dài 42,8 km, có đường bờ biển dài hơn 30 km, trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam. Với vị trí địa lý như vậy nên huyện Lệ Thủy có điều kiện thuận lợi để giao lưu, buôn bán và vận chuyển hàng hóa nói chung và sản phẩm từ chăn nuôi vịt của gia trại nói riêng. Tuy nhiên vùng đồng bằng thấp trũng nên thường bị ngập lụt vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 hàng năm làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động chăn nuôi vịt, có khi phải gián đoạn.
Địa hình huyện Lệ Thủy tương đối phức tạp, là một huyện ven biển có cả rừng và biển, phía Tây là đồi núi của dãy Trường Sơn. Đồng bằng thấp trũng bị kẹp giữa những cồn cát ven biển và vùng núi phía Tây và phía Nam, địa hình nghiêng theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam. Địa hình đồi núi chiếm 77% diện tích tự nhiên, toàn huyện có các dạng địa hình sau:
- Địa hình núi cao: chiếm phần nhiều diện tích của toàn huyện.
- Địa hình đồi thấp thoải: gồm các dãy đồi thấp dọc đường Trường Sơn và các đồi cát ven biển.
- Vùng đồng bằng: nằm ở hạ lưu sông Kiến Giang.
3.1.1.2. Khí hậu - Thuỷ văn - Khí hậu
Lệ Thủy là huyện phía Nam tỉnh Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: vào mùa mưa có những đợt rét đậm, rét hại, vào mùa khô có những đợt nắng nóng kéo dài, mưa ít, có gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm làm nhiệt độ tăng lên, độ ẩm không khí thấp.
Lệ Thủy có nền nhiệt độ cao, số giờ nắng trung bình hằng năm là 1750 giờ, nhiệt độ trung bình 24,60C; lượng mưa trung bình cả năm là 2159 mm; số ngày mưa trung bình trong năm là 148 ngày. Tháng mưa nhiều là tháng 9, tháng 10 và tháng 11, tháng ít mưa là tháng 2 và tháng 3. Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (83%), ngay những tháng khô hạn nhất độ ẩm trung bình vẫn thường xuyên trên 70%. Lượng mưa phân bố không đều trong năm chỉ tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10 và 11. Riêng lượng mưa tháng 9, 10 chiếm 2/3 lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 240
C - 250C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8; đặc biệt vào tháng 6 có sự xuất hiện của gió Lào gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Và hàng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió, bão vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 nên vùng đồng bằng thường hay bị ngập lụt. Tuy nhiên, cũng có những cơn bão trái mùa hoặc có thể nói những cơn bão hoạt động không theo những quy luật phổ biến của khí hậu, có thể xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn so với quy luật.
- Thuỷ văn
Lệ Thủy có con sông chính là sông Kiến Giang và các sông suối nhỏ như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Phú Hòa, Phú Kỳ. Sông suối ở Lệ Thủy có đặc điểm là ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn thường gây ra lũ lụt trong mùa mưa. Sự phân bố dòng chảy theo mùa rỏ rệt, mùa mưa lượng nước rất lớn, thường gây lũ lụt; mùa khô ít mưa, vùng hạ lưu sông bị bốc mặn, bốc phèn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống thủy lợi được quy hoạch, phân vùng khá rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, đầu tư. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước cùng với sự nỗ lực phấn đấu của người dân, nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được đầu tư kiến cố như: Dự án vùng II - Tả Kiến Giang với nguồn kinh phí trên 50 tỷ đồng, Dự án Thượng Mỹ Trung đã nâng cấp hệ thống đê bao, trạm bơm và các công trình trên đê với tổng kinh phí trên 380 tỷ đồng và nhiều dự án khác đầu tư nâng cấp các hồ chứa, các tuyến kênh mương và nhiều công trình thủy lợi nội đồng khác. Theo thống kê của huyện, hiện nay trên địa bàn huyện có trên 100 trạm bơm các loại; 30 hồ, đập chứa nước; trên 200km kênh mương (trong đó trên 170km kênh mương được bê tông hóa) (Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy
năm 2014).
Nguồn nước mặt khá dồi dào biến đổi theo lượng mưa hàng năm, có nhiều hồ đập dự trữ nước với khối lượng lớn (hồ An Mã) và nước của sông Kiến Giang. Vào mùa khô, nước sông Kiến Giang xuống thấp nhưng vẫn đảm bảo đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
3.1.1.4. Đất đai
Do cấu trúc của địa hình nên đất đai của huyện Lệ Thủy được chia làm 3 loại chính:
- Vùng đồi núi chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét, tầng đất trung bình, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp như thông, keo các loại…
- Vùng đồng bằng ở triền dốc phía tây của huyện chủ yếu là đất nâu vàng trên nền phù sa cổ, phù hợp cho trồng cây công nghiệp dài và ngắn ngày như sắn, lạc, cây cao su…Ngoài ra, ở phía Đông có đất cồn cát trắng vàng và đất cát điển hình. Đây là loại đất khai thác chưa hiệu quả, chủ yếu sử dụng để trồng các loại sắn, khoai lang…
- Vùng đồng bằng chủ yếu là đất thịt pha lẫn ít phù sa, tầng đất từ trung bình đến dày, thuận lợi cho trồng lúa và cây rau màu các loại…
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy 2014)
Biểu đồ 1. Biểu đồ tình hình sử dụng đất tại huyện Lệ Thủy
Biểu đồ 1 cho thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy chiếm 90% tổng diện tích đất. Đất nông nghiệp có diện tích là 127.652,49 ha; trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 22.701,21 ha; đất lâm nghiệp có diện tích 104.599,16; đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 311,97 ha; đất nông nghiệp khác có diện tích 40,15 ha. Đất phi nông nghiệp có diện tích là 9.695,09 ha trong đó: Đất ở có diện tích 853,31 ha; đất chuyên dùng có diện tích 7.270, 97 ha; đất sông suối có diện tích 4.176,03 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 4,06 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 389, 35 ha; đất phi nông nghiệp khác có diện tích 1,37 ha. Đất chưa sử dụng có diện tích là 4.263,83 ha, trong đó: Đất bằng chưa sử dụng có diện tích 1.498,38 ha; đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích 1.985,32 ha; đất núi đá không có rừng cây có diện tích 780,13 ha (Phòng
thống kê huyện Lệ Thủy năm 2014).
Đất sông suối, mặt nước có đến 4.176,03 ha tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi thủy sản và chăn nuôi vịt.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất đai
Do Lệ Thủy là một huyện có rừng và biển, nên trên địa bàn huyện có 10 nhóm đất với 33 đơn vị đất được tổng hợp ở bảng 1.
90% 7% 3%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Bảng 1. Các loại thổ nhưỡng của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Loại đất Diện tích ( ha ) Cơ cấu % Tổng diện tích thổ nhưỡng 137.350 - Nhóm đất cát 16.168 11,46 - Nhóm đất mặn 545 0,39 - Nhóm đất phèn 2.752 1,95 - Nhóm đất phù sa 6.035 4,28 - Nhóm đất gley 1327 0,94
- Nhóm đất mới biến đổi 1008 0,71
- Đất có tầng loang lổ 716 0,51
- Nhóm đất xám 101.169 71,72
- Nhóm đất đỏ 1303 0,61
- Đất tầng mỏng 6.327 4,49
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Lệ Thủy năm 2015)
- Nhóm đất cát có diện tích 16.168 ha chiếm 11,46% diện tích tự nhiên toàn huyện gồm 2 đơn vị đất: cồn cát trắng vàng và đất cát biển trung tính ít chua.
- Nhóm đất mặn có diện tích 545 ha chiếm 0,39% diện tích tự nhiên gồm đất mặn trung bình và ít.
- Nhóm đất phèn có diện tích 2.752 ha chiếm 1,95% diện tích tư nhiên. - Nhóm đất phù sa có diện tích 6.035 ha chiếm 4,28% diện tích tự nhiên, gồm 1 đơn vị đất là phù sa chua.
- Nhóm đất gley có diện tích 1327 ha chiếm 0,94% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất mới biến đổi có diện tích 1008 ha chiếm 0,71% diện tích tự nhiên. - Đất có tầng loang lổ có diện tích 716 ha chiếm 0,51% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 101.169 ha chiếm 71,72% diện tích tự nhiên, gồm 6 đơn vị đất: đất xám cơ giới nhẹ, đất xám bạc màu, đất xám feralit, đất xám kết von, đất xám loang lổ, đất xám trên núi.
- Nhóm đất đỏ diện tích 1303 ha chiếm 0,61% diện tích tự nhiên. - Đất tầng mỏng có diện tích 6.327 chiếm 4,49% diện tích tự nhiên.
- Tài nguyên nước
Lệ Thủy có sông Kiến Giang và một số sông suối nhỏ khác thuận lợi cho vận tải đường thủy và nuôi trồng thủy sản.
Có các công trình thủy lợi, hồ chứa nước phục vụ cho tuới tiêu sản xuất nông nghiệp và ngăn lũ.
Lượng nước và chất lượng nước nhìn chung khá tốt thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt của người dân.
- Tài nguyên rừng
Lệ Thủy có 94.225 ha rừng tự nhiên chiếm 66,63 diện tích tự nhiên, trong đó rừng giàu chiếm 10%, rừng trung bình chiếm khoảng 36%, rừng nghèo 54%. Rừng có nhiều loại gỗ quý như: lim, táu, sến... Đặc biệt có hàng ngàn ha thông nhựa đang thời kỳ khai thác, cung cấp nguyên liệu quý cho công nghiệp.
- Tài nguyên khoáng sản
Huyện Lệ Thủy có trữ lượng đá vôi lớn cho phép triển khai ngành công nghiệp và vật liệu xây dựng, có suối nước nóng Bang được khai thác làm nước giải khát và nơi nghỉ ngơi du lịch, có trữ lượng lớn cát trắng có thể làm thủy tinh cao cấp phục vụ cho xuất khẩu và sản xuất gạch Silicat.
- Tài nguyên biển
Lệ Thủy có đường bờ biển dài 30 km, với ngư trường rộng hàng trăm hải lý, có nguồn lợi thủy sản phong phú. Ven biển có hàng trăm ha bãi cát có thể nuôi trồng thủy sản có giá trị như tôm, cua...
- Tài nguyên nhân văn
Người dân trong huyện có truyền thống cách mạng, bản chất cần cù lao động, tinh thần đoàn kết. Quan hệ giữa người dân nông thôn được giữ gìn tốt. Phong tục tập quán văn hóa lành mạnh, các lễ hội hàng năm được tổ chức làm đời sống tinh thần của người dân thêm phong phú.
3.1.1.6. Đánh giá điều kiện tự nhiên
Nhìn chung với điều kiện tự nhiên của huyện có những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
Lệ thủy có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường tương đối thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa dạng, bền vững gồm có: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
- Khó khăn:
Khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lụt vào mùa mưa và nắng
hạn, gió Tây Nam vào mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất. Môi trường sinh thái bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, mặt khác bị áp lực dân số tăng nhanh, một số tài nguyên khai thác chưa có kế hoạch nên hiệu quả không cao. Cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây tuy chú trọng đầu tư, song nhìn chung vẫn còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, lại bị sự phá loại của thiên nhiên nên xuống cấp nhanh, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế.