Các gia trại tại địa bàn nghiên cứu thường cho vịt chạy đồng trong địa bàn huyện Lệ Thủy, ngoài ra trong những lúc hết đồng thì vịt có thể được chạy đồng sang các huyện lân cận. Trong một năm thì các chủ gia trại đưa vịt chạy đồng sang các huyện khác khoảng từ ba đến năm tháng, khoảng thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc vào mùa vụ ở từng địa phương và sự quen biết giữa chủ nuôi vịt và các chủ ruộng.
Đa số người nông dân chăn nuôi vịt theo thời vụ, đó là tận dụng nguồn thức ăn có sẵn từ những cánh đồng lúa sau khi thu hoạch. Phụ thuộc vào diện tích đồng đấu được và nguồn lực của gia trại mà các gia trại chăn nuôi vịt theo quy mô và hình thức khác nhau được thể hiện qua bảng 12.
Bảng 12. Cơ cấu số lượng và hình thức nuôi vịt của các gia trại
Quy mô và hình thức Số gia trại Tỷ lệ (%)
I. Quy mô (con/đàn) 80 100,0
Từ 1.001 đến 2.000 46 57,5 Từ 2.001 đến 3.000 28 35,0 Trên 3.000 6 7,5 II. Hình thức nuôi 80 100,0 - Vịt thịt 49 61,3 - Vịt trứng 7 8,7 - Cả vịt thịt và vịt trứng 24 30
(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)
Kết quả điều tra về cơ cấu đàn của các gia trại được trình bày ở bảng 12. Qua bảng 12 ta thấy trong số 80 gia trại chăn nuôi vịt có 49 gia trại chăn nuôi vịt thịt, 7 gia trại chăn nuôi vịt trứng, còn lại 24 gia trại vừa nuôi vịt trứng vừa nuôi vịt thịt.
Bảng 12 còn cho ta thấy các gia trại chủ yếu nuôi vịt ở quy mô vừa và nhỏ, cụ thể: quy mô nhỏ (từ 1.001 đến 2.000 con) chiếm 57,5%; quy mô vừa (từ 2.001 đến 3.000 con) chiếm 35%; còn lại quy mô lớn (trên 3.000 con) chỉ chiếm 7,5%.