Tình hình phòng trừ dịch bệnh cho vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 68)

Thuốc thú y bao gồm các loại thuốc phòng, trị bệnh và thuốc bổ dưỡng. Nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đàn vịt trước các loại dịch bệnh như: Dịch cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả vịt, viêm gân truyền nhiễm…kích thích vật nuôi mau lớn để rút ngắn hơn chu kỳ chăn nuôi. Sử dụng thuốc thú y đúng cách là yêu cầu cần thiết cho chăn nuôi. Do đó người nuôi trước khi dùng thuốc phải tham khảo qua những người có kinh nghiệm, tốt nhất là tham khảo qua ý kiến của cán bộ thú y địa phương để được chỉ dẫn thêm.

Về tình hình tiêm ngừa dịch bệnh thì có 80/80 gia trại hiện nay có vịt được tiêm phòng bệnh và các loại thuốc bổ, chiếm tỷ lệ 100% trong tổng số gia trại.

Vịt chạy đồng ngày đây mai đó, phải thường xuyên thay đổi chỗ ở. Việc tiếp xúc với môi trường mới, với những đàn vịt lạ là một trong những nguyên nhân lây lan của nhiều loại dịch bệnh, nhất là cúm gia cầm. Đây là một trở ngại lớn cho các gia trại chăn nuôi nói chung. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan thú y cấp xã nắm rõ số lượng tổng đàn vịt của từng gia trại ở địa phương và những gia trại chăn nuôi vịt từ những địa phương khác chuyển đồng đến để cử cán bộ thú y, quản lý, tiêm phòng cũng như hướng dẫn cách phòng bệnh cho vịt nhất là những bệnh có khả năng lây lan trên diện rộng.

Mỗi con vịt trong lứa nuôi đều được tiêm phòng ít nhất là 2 lần để tăng sức đề kháng của vịt trước các dịch bệnh. Hầu hết các gia trại ở địa bàn nghiên cứu thực hiện tiêm phòng các loại thuốc và vắc xin ở từng ngày tuổi của vịt theo quy trình như bảng 16.

Bảng 16. Quy trình tiêm phòng vắc xin cho vịt

Ngày tuổi Các loại thuốc và vắc xin

1-7 ngày

Bổ sung vitamin như: B1, B-complex, ADE hay dầu cá. Tiêm vắc xin viêm gan vịt

Dùng kháng sinh Tetraxyclin, Streptomicin, Ampli- coli… phòng chống nhiễm trùng rốn, các bệnh đường ruột và ảnh hưởng các tác nhân stress

15 -18 ngày Tiêm vắc xin dịch tả lần 1, tiêm dưới da.

28 – 46 ngày

Phòng bệnh Ecoli, tụ huyết trùng, phó thương hàn vịt bằng các loại kháng sinh, sulphamide và bổ sung vitamin.

Tiêm vắc xin tụ huyết trùng cho vịt. 56 – 60 ngày Vắc xin dịch tả lần 2.

Để tiêm ngừa bệnh và trị bệnh cho vịt các gia trại thuê cán bộ thú y đến tiêm thuốc và vacxin cho vịt. Bên cạnh đó cũng có những gia trại mua thuốc về tự tiêm cho vịt. Số lượng cụ thể về cách thức tiêm ngừa bệnh cho vịt của các gia trại được thể hiện qua bảng 17.

Bảng 17. Cách thức tổ chức tiêm ngừa bệnh cho vịt

Cách thức tiêm ngừa Tần số (lần) Tỷ trọng (%)

Cán bộ xuống tiêm ngừa 66 82,5

Tự tiêm 14 17,5

Tổng 80 100,0

(Nguồn: Phỏng vấn gia trại, 2015)

Bảng 17 cho thấy trong 80 gia trại tiêm ngừa dịch bệnh cho đàn vịt thì có đến 66 gia trại là do cán bộ địa phương xuống tận nơi để tiêm ngừa dịch bệnh, chiếm 82,5% trong tổng số 80 gia trại. Còn lại 14 gia trại tiêm ngừa bệnh cho

vịt bằng cách thức lấy thuốc về nhà tự tiêm. Công tác phòng chống dịch bệnh ở địa phương được đánh giá khá tốt.

Dịch cúm gia cầm thường xảy ra vào lúc thời tiết trở lạnh vì vậy trong khoảng thời gian này gia trại phải hết sức thận trọng khi đưa vịt đi ăn đồng, kết hợp với việc tiêm phòng virus cúm A (H5N1) cho đàn vịt.

Đối với nuôi vịt con thì việc úm vịt từ nhỏ hết sức cần thiết, trong suốt thời gian úm vịt người nông dân phải thường xuyên theo dõi xem vịt có biểu hiện gì khác lạ không, nếu có phải tiến hành xử lý kịp thời, nếu không sẽ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về con vịt giống.

Trong quá trình chăn nuôi, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của vịt, làm giảm năng suất đẻ của con vịt giống đòi hỏi người nông dân nên tránh tác động mạnh, hoặc làm cho vịt hoảng sợ mà không cho trứng trong khoảng thời gian dài.

Vịt phải thường xuyên mò mẫm tìm thức ăn trên những cánh đồng lúa, nên việc vịt bị trúng thuốc hay bị nhiễm phèn là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy gia trại phải cho vịt uống thuốc sổ phèn và trị các bệnh đường ruột, tốt nhất là nên cho vịt uống thuốc theo định kỳ.

Những ngày giá rét nhiệt độ ngoài trời < 100C không nên cho vịt xuống nước, nên nuôi nhốt trong chuồng kín gió. Trời nắng nóng nhiệt độ > 350C, cần cho vịt uống thêm Bcomlech và chất điện giải để chống rối loạn quá trình trao đổi chất dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của vịt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng chăn nuôi vịt quy mô gia trại tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)