Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quảnlý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách tài chính đất đai trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 59)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.5. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quảnlý đất đai

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là các biện pháp điều chỉnh các quan hệ đất đai theo yêu cầu mà pháp luật quy định. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, gia đình, cá nhân để tìm ra những giải pháp đúng đắn dựa trên cơ sở pháp luật, phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các lĩnh vực vi phạm pháp luật. Kết quả là tổng số đơn tiếp nhận từ năm 2011 đến năm 2016 là 967 đơn, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8. Tổng đơn tranh chấp, khiếu nại về đất đai từ 2011 –2016

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số 112 125 165 167 178 220

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 9)

Qua bảng trên cho thấy, trong 6 năm qua, tình hình đơn tranh chấp, khiếu nại đất đai phát sinh đều qua các năm, lượng đơn tương đối lớn, tăng giảm không đáng kể. Hầu hết lượng đơn do người dân gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền, trong đó có một số trường hợp gửi cùng lúc nhiều cơ quan, một số gửi vượt cấp.

Kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách đất đai trên địa bàn Quận 9 cho thấy còn nhiều hạn chế, cụ thể:

- Thứ nhất, công tác kiểm kê, quản lý quỹ đất của quận 9 chưa rõ ràng trong việc xác định mục đích sử dụng đất theo hiện trạng và theo loại đất pháp lý. Chính sự không rõ ràng trong mục đích sử dụng đất dẫn đến cơ chế xác định giá đất không rõ ràng và chưa phù hợp để theo dõi, cập nhật giá đất trên thị trường.

- Thứ hai, khi giao đất, cho thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất, việc xác định tiền sử dụng đất và tiền thuê đất còn lập lờ giữa giá đất theo mục đích sử dụng đất theo hiện trạng và theo quy hoạch, dẫn đến giá bồi thường cho người sử dụng đất không rõ ràng giữa các đối tượng sử dụng đất.

- Thứ ba, Quận 9 có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ nên được Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng khá nhiều. Thực tế cho thấy, các công trình đầu tư hạ tầng của Nhà nước đã làm tăng giá trị sử dụng đất, đôi khi gấp nhiều lần giá cũ (trước khi đầu tư), nhưng Nhà

nước hầu như không có một chính sách điều tiết, để vừa tạo nguồn thu cho ngân sách vừa tạo công bằng xã hội. Chính người đầu cơ đất săn lùng thông tin quy hoạch, nhất là quy hoạch giao thông là nhằm đến lợi nhuận siêu ngạch từ khoản địa tô cấp sai do nhà nước đầu tư tạo ra. Đây là một khiếm khuyết rất lớn về các công cụ tài chính điều tiết vĩ mô trong quản lý thị trường bất động sản.

- Thứ tư, việc quản lý đất đai theo cơ chế thị trường, đặc biệt là xác định giá đất theo giá thị trường để thực hiện chính sách tài chính đối với đất đai hiện còn nhiều hạn chế trong cơ chế chính sách, trong tổ chức và điều kiện thực hiện. Giá đất hiện nay các địa phương xác định giá đất thấp hơn giá thị trường và áp dụng cho nhiều mục đích. Giá đất điều chỉnh và công bố hàng năm còn phức tạp và tốn nhiều chi phí cho công tác định giá cũng như hành thu.

- Thứ năm, các quan hệ tài chính đất đai như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê được xác định theo cơ chế thị trường. Giá đất do cơ quan trung gian xác định, trên cơ sở quy trình, trình tự, thủ tục do Nhà nước quy định. Để đảm bảo thu được giá trị đất đai cao nhất, tốt nhất, thông thường các nước thường tiến hành giao dịch đất đai thông qua thị trường bất động sản (một cơ quan trung gian) theo hình thức đấu giá. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp chỉ định nhưng rất hạn chế và theo những điều kiện đặc biệt.

3.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9

Đất đai là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của con người. Chính sách đất đai, nhà ở tác động đến tăng trưởng kinh tế, có tác dụng biến hiện vật đất đai nhà ở thành giá trị tạo ra ngân sách, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế và kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai ngày càng hiếm hoi và chất lượng nhà ở. Để biết thêm về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, thu thập những tài liệu, số liệu có liên quan đến nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn quận 9 từ năm 2011 đến năm 2016. Từ đó phân tích các quy định về thuế suất, việc xác định giá đất, phương pháp xác định giá đất, cũng như công tác áp dụng giá đất của Nhà nước vào việc thực thi các chính sách đất đai: giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá dự án có sử dụng đất và tính toán các loại thuế và nghĩa vụ tài chính liên quan khác.Trên cơ sở đó xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện và đề xuất hướng giải quyết những tồn tại và vướng mắc, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và cơ chế thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai trên địa bàn quận nói riêng.

Kế hoạch

Các đội quản lýthu

Đội quảnlý thu thuế Đội quản lý thu thuế trước bạ Quản Lý & Cưỡng chế nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách tài chính đất đai trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 59)