NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách tài chính đất đai trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 69)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4. NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

đổi để theo kịp và giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời cải cách hành chính theo hướng đơn giản hoá thủ tục, giảm tối đa thời gian làm thủ tục và giải đáp các vướng mắc về thuế cho các đối tượng nộp thuế đã tạo điều kiện rất nhiều cho người dân khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Những điều này đã góp phần làm tăng khoản thuế thu được từ đất đai. Trong đó thu tiền sử dụng đất là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản thu liên quan đến nhà đất. Tuy nhiên từ năm 2011 khoản thuế thu được từ đất đai tương đối ổn định, vào năm 2012đến 2014 thấp hơn phân nửa số thuế thu được vào năm 2011. Đây là tình hình chung của cả nước không riêng gì quận 9, nguyên nhân là do người dân không chịu lấy sổ đỏ và thị trường nhà, đất trầm lắng kéo dài. Đến năm 2015 lại tăng mạnh.

Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương ngày càng thuận lợi, sự đổi mới của luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật đất đai đặc biệt nhờ có sự lãnh đạo tài tình của quận uỷ, HĐND các cấp nên thu hút được các nhà đầu tư về đất đai tăng lên nhanh chóng tạo được nguồn thu không nhỏ cho quận.

Cho đến nay mặc dù Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực nhưng một số chính sách về thuế chưa có sự thay đổi đồng bộ với quy định của luật đất đai như thuế nhà đất, tiền thuê đất. Khoản thu thuế trên địa bàn Quận 9 đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước giúp nhiệm vụ chi tiêu không ngừng tăng lên qua các năm. Chính sách tài chính về đất đai của Nhà nước cũng đã từng bước hoàn chỉnh, thay đổi theo kịp và giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời cải cách hành chính theo hướng đơn giản hoá thủ tục, giảm tối đa thời gian làm thủ tục và giải đáp các vướng mắc về thuế cho các đối tượng nộp thuế đã tạo điều kiện rất nhiều cho người dân khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

3.4. NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

Luật Đất đai năm 2003 ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách tài chính đất đai bằng hàng loạt các tư tưởng đổi mới mang tính tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường. Các nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã từng bước phát huy trong cuộc sống, đặc biệt là các chính sách tài chính đất đai như: Chính sách thu tiền sử dụng đất (Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004); Chính sách thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/10/2005); Chính sách về giá đất (Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004); Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Nghị định số 197/2004/NĐ-CP

ngày 03/12/2004); Chính sách về đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất (Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005) và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Chính phủ về các Chính sách trên (Nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ngày 27/1/2006; Nghị định số 84/2007/ NĐ-CP ngày 25/5/2007; Nghị định số 123/2007/ NĐ-CP ngày 27/7/2007; Nghị định số 44/2008/ NĐ-CP ngày 9/4/2008; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009)…

Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7- 2014, ngay từ khi có hiệu lực thi hành, đạo luật này đã phát huy tác dụng tốt, giải quyết được nhiều điểm vướng mắc hạn chế của Luật đất đai 2003. Hàng loạt cơ chế chính sách tài chính liên quan đến đất đai đã được ban hành trong từng bối cảnh, giai đoạn cụ thể đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc khơi thông nguồn lực tài chính đất đại phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh những kết quả cơ bản đã đạt được, cơ chế thực hiện chính sách tài chính đất đai hiện hành còn có một số bất cập về chính sách đất đai. Hệ thống chính sách tài chính đất đai đã hình thành nhưng tính đồng bộ, thống nhất và chặt chẽ chưa cao, song song đó cơ chế thực hiện chính sách tài chính đất đai chưa phù hợp với điều kiện thực tế; chưa phát huy đầy đủ vai trò thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản. Dẫn đến nguồn tiềm năng từ đất đai chưa được khai thác đầy đủ để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, chưa trở thành côngcụ sắc bén phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách tài chính đất đai trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 69)