B- Thiết bị dạy học :
Bản đồ châu Âu , máy đền chiếu và phim trong
Tranh ảnh về những thành tựu kinh tế và sự liên minh cuả châu Âu.
C- Tiến trình tổ chức dạy-học :
1. Kiểm tra bài cũ: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX ?
II. Giới thiệu bài mới: Sử dụng bản đồ châu Âu và yêu cầu HS xác định vị trí của châu Âu trên bản đồ và của các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a... trên bản đồ. GV bổ sung và giới thiệu: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Tây Âu đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Tiêu biểu là sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức liên minh châu Âu (EU), một tổ chức khu vực lớn nhất, chặt chẽ nhất, có những thành công lớn về kinh tế và chính trị.
I- Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
- GV kiểm tra nội dung phiếu học tập chuẩn bị bài của 4 nhóm học tập
Qua những nội dung các em đã soạn, hãy nêu những hiểu biết của em về các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- HS dựa số liệu trong SGK nêu nhận xét, GV bổ sung:
+ Sau chiến tranh, các nước Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên đã nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Mac-san” (Mác-san là tên của tướng Marshall, lúc đó là ngoại trưởng Mĩ, đã đề ra “kế hoạch phục hưng châu Âu“) => kinh tế Tây Âu nhanh chóng được khôi phục và phát triển nhưng các nước Tây Âu phải chịu lệ thuộc Mĩ - Cho HS âoüc âoản in nhoí trong SGK (41)
Về chính sách đối nội của các nước Tây Âu em có nhận xét gì?
- HS dựa vào SGK trả lời
Về chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?
- Cho HS lên chỉ trên bản đồ và trả lời theo nội dung trong SGK GV kết luận: Các nước Tây Âu đã xâm lược trở lại các thuộc địa cũ và đã thất bại
- GV giảng:Trong bối cảnh “ chiến tranh lạnh“, tình hình châu Âu căng thẳng, các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự (tham gia khối NATO)
- GV sử dụng bản đồ châu Âu giới thiệu về tình hình nước Đức + Sau chiến tranh, bịchia cắt làm 4 khu vực với sự chiếm đóng và kiểm soát của Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp
+ Trong cuộc đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ, tới cuối năm 1949, bốn khu vực đó đã hình thành hai nhà nước: Cộng hòa liên bang Đức ở phía Tây và Cộng hòa dân chủ Đức ở phía Đông.
+ 10/1990, hai nước xáp nhập và nước Đức thống nhất trở nên mạnh nhất Tây Âu về kinh tế và quân sự
GV giảng sự liên kết khu vực dẫn tới sự hình thành các tổ chức (đoạn 1,2,3,4) và vẽ sơ đồ (xem bảng đính kèm bên dưới giáo án )
- GV hướng dẫn HS đọc tư liệu:
1- Tỗnh hỗnh chung:
- Các nước Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên đã nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Mac-san” để phục hồi và phát triển .
- Đối nội: Giai cấp tư sản củng cố thế lực và tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ
- Đối ngoại: Các nước Tây Âu đã xâm lược trở lại các thuộc địa cũ nhưng bị thất bại
- Trong bối cảnh “ chiến tranh lạnh“, tình hình châu Âu căng thẳng
2 - Nước Đức:
Sau chiến tranh hình thành hai nhà nước
+ Cộng hòa liên bang Đức (9- 1949)
+ Cộng hòa dân chủ Đức (10-
Nguyễn Thị Hòa @ Trường Trung học cơ sở Phan Bội
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
- HS dựa Sgk và nhận định:
- GV bổ sung: Nguyên nhân về hợp tác kinh tế, dẫn đến tin cậy nhau về chính trị và tăng cường sức mạnh cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. (Thế kỉ XVII, XVIII châu Âu thống trị Thế giới.
Nhưng năm 1945, trật tự 2 cực xác lập, Tây Âu bị gạt ra ngoài sự thống trị thế giới, Pháp và Đức cần hợp tác và lời kêu gọi được 4 nước Ý - Bỉ - Luc - Hà Lan hưởng ứng (-> cộng đồng than, thép châu Âu, -> Cộng đồng năng lượng nguyên tử , -> Cộng đồng kinh tế châu Âu). Vì 6 nước có những mối quan hệ: địa lí (6 nước gần nhau), văn hoá (nhiều tương đồng), lịch sử (có quan hệ mật thiết), kinh tế (có kinh tế phát triển và không cách biệt nhau), KH-KT (cần giải quyết vấn đề vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ) và quan hệ với Mĩ (sau chiến tranh, Tây Âu nhận viện trợ Mac-san nên bị lệ thuộc Mĩ, năm 1950 nền kinh tế đã phát triển và họ muốn thoát khỏi sự khống chế của Mĩ nhưng mỗi nước lại không đủ khả năng đọ sức với Mĩ). GV giới thiệu Hội nghị Ma-a xtơ-rích có 2 quyết định mang tính chất đột biến (tư liệu 2)
Mục tiêu của những tổ chức này là gi?
-HS dựa và SGK trả lời, GV cung cố và cho ghi nội dung chính - GV hướng dẫn HS xem lược đồ /H 21/sgk:
Trước năm 1995 có bao nhiêu nước tham gia EU? (15 nước), Năm 2004, có bao nhiêu nước gia nhập EU? (25 nước), Lược đồ này nói lên điều gì?
Nói lên tổchức liên minh khu vực ở Tây Âu ngày càng phát triển và là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới.
- GV liên hệ thực tế với câu hỏi: Hẫy nêu những hoạt động hợp tác giữa EU với Việt Nam trong những năm gần đây mà các em biết ?
1949)
10/1990, hai nước xáp nhập và nước Đức thống nhất trở nên mạnh nhất Tây Âu về kinh tế và quân sự . -Tây Âu hình thành xu thế liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực (vẽ sơ đồ)
- Nguyãn nhán:( SGK)
- Mục tiêu: Xây dựng một thị trường chung vaỡ mọỹt lión minh chờnh trở
* Sơ kết bài học
+ Những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh TG thứ hai là các nước Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên đã nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Mac-san” để phục hồi và phát triển. Các nước Tây Âu đã xâm lược trở lại các thuộc địa cũ và đã thất bại. Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh“, tình hình châu Âu căng thẳng. Còn nước Đức sau chiến tranh, bị chia cắt làm 4 khu vực. Tới cuối 1949, bốn khu vực đó đã hình thành hai nhà nước. 10/1990, hai nước sát nhập và nước Đức thống nhất trở nên mạnh nhất Tây Âu về kinh tế và quân sự .
+ Xu thế liên kết khu vực ngày càng phổ biến của TG, mà các nước Tây Âu đã đi đầu. Từ sau năm 1975, mối quan hệ giữa nước ta với Liên minh châu Âu dần dần được thiết lập và ngày càng phát triển. Sự kiện mở đầu là năm 1990, hai bên thiết lập quan hệ ngoaị giao và tiếp đến năm 1995, hai bên đã kí hiệp định chung, mở ra những triển vọng hợp tác phát triển to lớn.
IV- Củng cố:
1. Cho HS trả lời câu hỏi:
a- Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu ? b- Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau ?
2. Làm bài tập :
Hãy ghi thời gian và tên nước vào hai cột còn lại của bảng :
Nguyễn Thị Hòa @ Trường Trung học cơ sở Phan Bội
Thời gian Tên gọi Các nước thành viên
“Cộng đồng than, thép châu Âu“
“Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”
“ Cộng đồng kinh tế châu Âu“
“Cộng đồng châu Âu“ (EC)
“ Liãn minh cháu Áu” (EU) V- Dặn dò :
- Đọc bài 11 và cho biết sau CTTG II mối quan hệ trên thế giới có những đặc điểm ntn?
- Học bài và làm bài tập
Nguyễn Thị Hòa @ Trường Trung học cơ sở Phan Bội
Chương IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945