Di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện Thường Tín

Một phần của tài liệu Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (2008 2020) (Trang 32 - 45)

Thường Tín là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng của vùng đất trăm nghề, với nhiều di tích lịch sử, có 462 di tích, công trình tôn giáo tín ngưỡng đã được kiểm kê, qua nguồn tư liệu do Phòng VH&TT huyện cung cấp và quá trình khảo sát điền dã thực tế, tác giả đã thống kê các di tích trên địa bàn toàn huyện thành các loại hình sau:

STT Loại hình Số lượng 1 Chùa 134 2 Đình 128 3 Đền 67 4 Nhà thờ họ 55 5 Miếu 36 6 Nghè và Quán 18

7 Nhà thờ Thiên chúa giáo 13

8 Điện 6

9 Lăng đá và khu văn chỉ 5

Tổng số 462

Trong số 462 di tích, có 123 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp quốc gia, 62 di tích cấp thành phố). Trong số 61 di tích cấp quốc gia, có 53 di tích được xếp hạng là di tích Kiến trúc nghệ thuật, 07 di tích xếp hạng là di tích Lịch sử văn hóa, 01 di tích xếp hạng là di tích Nghệ thuật tôn giáo và được chia thành các loại hình sau:

STT Loại hình Số lượng 1 Đình 37 2 Chùa 13 3 Đền 8 4 Nhà thờ Nguyễn Trãi 1 5 Đền Bến Chương Dương 1

6 Lăng Quận Vân 1

Tổng số 61

Bảng 2: Thống kê loại hình di tích quốc gia tại huyện Thường Tín

Qua hai bảng số liệu ta thấy về loại hình di tích khá đa dạng với 9 loại hình được thống kê và 6 loại hình di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, có thể lý giải vấn đề này bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ truyền của người dân Thường Tín cũng giống người Việt trong cả nước xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, coi trọng thờ cúng tổ tiên và thờ cúng thiên nhiên (tín ngưỡng thờ Tứ pháp, thờ Mẫu); đồng thời tính cố kết làng xã còn tạo lên cho Thường Tín có rất nhiều dòng họ, theo cuốn Làng quê Thường Tín xưa và nay không thống kê được số lượng các dòng họ của huyện Thường Tín, nhưng có nhận định “phải đến vài chục dòng họ” [21, tr.47]; bên cạnh đó các tôn giáo du nhập vào Việt Nam cũng có dấu ấn lớn tại Thường Tín từ Phật giáo, Đạo Thiên chúa, Tin lành; đặc biệt tại Thường Tín có các địa danh ghi dấu ấn các chiến chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc. Với những lý do trên, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh, có nơi thờ cúng nhằm mục đích cầu xin mưa gió thuận hòa cho mùa màng bội thu, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của người dân; hoặc để tưởng nhớ tới công lao tổ tiên, tổ nghề hay để giáo dục răn đe con người

sống tốt hơn theo quan niệm của phật giáo đòi hỏi phải có các loại hình di tích hay nói cách khác là có đủ nơi thờ cúng phù hợp với từng tôn giáo, tín ngưỡng nhất định.

Nhìn vào bảng thống kê, loại hình đình (128 đình, trong đó 37 đình được xếp hạng cấp quốc gia) và chùa (134 chùa, trong đó 13 chùa được xếp hạng cấp quốc gia) chiếm số lượng nhiều nhất, có thể lý giải vấn đề này có thể ở góc độ xuất phát từ vị trí địa lý của huyện Thường Tín thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất có nhiều làng quê cổ truyền, với tín ngưỡng thờ Tứ pháp (chùa Đậu thờ thần mưa, chùa Pháp Lôi thờ thần sấm, chùa Pháp Vân thờ thần mây), thờ thành hoàng làng (Đình Văn Trai, đình Cống Xuyên, đình Khánh Vân, đình Gia Khánh...) và tôn giáo phổ biến là Phật giáo (huyện có 37.000 tín đồ phật giáo) thì số lượng đình và chùa là nhiều nhất để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương.

Loại hình tiếp theo là Đền (67 đền, trong đó có 8 đền được xếp hạng di tích cấp quốc gia) chủ yếu thờ Mẫu như Đền Lộ, đền Dầm xã Ninh Sở; Nhà thờ họ (55 nhà thờ họ) là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân trong cùng 1 dòng họ, hoặc là nơi thờ phụng vị tổ nghề đã có công lao sáng lập, khai sinh một nghề giúp cho nhân dân nâng cao đời sống: Thờ tổ nghề Thêu, nghề Sơn, nghề mây tre đan...

Năm 2008, khi sát nhập các huyện của Hà Tây cũ vào thủ đô Hà Nội, Thường Tín là huyện có số lượng di tích nhiều nhất và số lượng di tích được xếp hạng cấp quốc gia đứng thứ sáu của Hà Nội, các di tích của huyện có giá trị về lịch sử và kiến trúc, có ý nghĩa quan trọng, là nguồn tài liệu phục vụ việc tìm hiểu về các triều đại trong lịch sử của Việt Nam. Tuy nhiên cũng đặt ra vấn đề đối với cơ quan quản lý Nhà nước về di tích cấp huyện trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn huyện.

STT Tên quận, huyện, thị xã Tổng số di tích Di tích cấp quốc gia Các loại hình khác

(1) (2) (3=4+5) (4) (5)

1 Huyện Hoài Đức 268 69 199

2 Huyện Thanh Oai 266 68 198

3 Huyện Ứng Hòa 433 65 368

4 Huyện Gia Lâm 253 64 189

5 Huyện Thanh Trì 153 64 89

6 Huyện Thường Tín 462 61 401

7 Huyện Đông Anh 319 61 258

8 Quận Đống Đa 76 50 26

9 Quận Bắc Từ Liêm 92 48 44

10 Quạn Hà Đông 141 48 93

11 Huyện Phúc Thọ 199 47 152

12 Huyện Ba Vì 394 40 354

13 Huyện Đan Phượng 155 38 117

14 Quận Hoàn Kiếm 66 37 29

15 Huyện Phú Xuyên 345 37 308

16 Quận Hoàng Mai 87 36 51

17 Huyện Mỹ Đức 282 36 246

18 Quận Long Biên 87 34 53

19 Quận Nam Từ Liêm 71 33 38

20 Huyện Chương Mỹ 374 32 342

21 Huyện Thạch Thất 208 32 176

22 Huyện Quốc Oai 220 29 191

23 Huyện Mê Linh 161 25 136

24 Quận Tây Hồ 71 23 48

25 Quận Hai Bà Trưng 51 22 29

26 Quận Ba Đình 47 22 25

27 Quận Thanh Xuân 29 17 12

28 Quận Cầu Giấy 49 16 33

29 Huyện Sóc Sơn 341 16 325

30 Thị xã Sơn Tây 244 15 229

Bảng 3: Thống kê số lượng di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội (nguồn: Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội)

Số lượng các di tích quốc gia nhiều, nằm đan xen và phân bố tại 23/29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

STT Tên xã, thị trấn Số lượng di tích quốc gia

1 Chương Dương 3 2 Duyên Thái 1 3 Hà Hồi 3 4 Hòa Bình 1 5 Hồng Vân 1 6 Khánh Hà 3 7 Liên Phương 2 8 Minh Cường 5 9 Nghiêm Xuyên 3 10 Nguyễn Trãi 3 11 Nhị Khê 1 12 Ninh Sở 5 13 Quất Động 2 14 Tân Minh 1 15 Thắng Lợi 7 16 Thư Phú 2 17 Tiền Phong 2 18 Tô Hiệu 2 19 Tự Nhiên 2 20 Văn Bình 4 21 Văn Phú 1 22 Vân Tảo 5 23 Văn Tự 2 24 Thị trấn 0 25 Dũng Tiến 0 26 Thống Nhất 0 27 Vạn Điểm 0 28 Hiền Giang 0 29 Lê Lợi 0 Tổng cộng 61

Bảng 4: Thống kê di tích quốc gia tại các xã, thị trấn thuộc huyện

Theo hồ sơ di tích còn được lưu giữ, hệ thống di tích quốc gia trên địa bàn huyện được xây dựng khá sớm từ, sớm nhất là Cụm di tích Đình - Đền - Chùa Ninh Xá, xã Ninh Sở; chùa Bình Vọng xã Văn Bình, Chùa Đậu xã Nguyễn Trãi được xây dựng thờ nhà Lý, các di tích khác được xây dựng chủ yếu dưới thời Lê (Lê Trung Hưng), thời Nguyễn hoặc không xác định được năm xây dựng mà chỉ xác định được các lần tu bổ lớn. Và các lần trùng tu, tu bổ lớn thường được làm dưới hai thời Lê và Nguyễn do vậy kiến trúc chủ yếu được lưu giữ đến hiện nay là kiến trúc của thờ Lê, Nguyễn.

Về chất liệu và kết cấu công trình của các di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện qua khảo sát, tác giả nhận thấy rằng các di tích có phần cốt lõi, cơ bản là kiến trúc gỗ truyền thống của người Viêt. Duy nhất có 01 di tích quốc gia là có chất liệu đá, đó là di tích Lăng đá Quận Vân nằm ở xã Vân Tảo. Đặc biệt là kiến trúc của các ngôi Đình của các di tích quốc gia trên địa bàn huyện là kiến trúc Đình của người Việt ở Bắc Bộ, điều này là tất yếu khi huyện Thường Tín nằm ở vị trí vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Hệ khung gỗ quyết định quy mô, không gian, hình khối kiến trúc và hiệu quả về nghệ thuật thẩm mỹ của di tích, đồng thời hệ khung gỗ cũng chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt và hình ảnh riêng của kiến trúc truyền thống của người Việt.

Qua việc nghiên cứu những đặc điểm, tính chất của chất liệu và kết cấu của công trình di tích chủ yếu là gỗ đã đặt ra yêu cầu trong việc bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích, phải xác định được thành phần gốc của di tích trước khi tiến hành tu bổ. Để việc tu bổ không làm sai lệch, biến dạng hoặc gây ra nhầm lẫn trong nhìn nhận đánh giá về di tích, việc tu bổ phải ưu tiên sử dụng các vật liệu và kỹ thuật, công nghệ truyền thống, đòi hỏi nghệ nhân lành nghề tham gia thi công tu bổ di tích.

Về đối tượng thờ phụng tại các di tích, qua tìm hiểu các di tích quốc gia trên địa bàn huyện, tác giả thấy có xuất hiện 2 trường phái: Chùa thường thờ phật hoặc kết hợp thờ phật với thờ thần (chùa Đậu, chùa Pháp Vân…), Đình thờ thành hoàng làng hoặc các vị có công với địa phương (công đánh giặc, công truyền nghề, công dạy học…) điều này phù hợp với yếu tố sông nước và truyền thống đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và người dân của dân tộc ta. Việc thờ các vị Thành hoàng thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, lòng tri ân, biết ơn những người đã có công bảo vệ xóm, làng, bảo vệ đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Sự hiện diện của các ngài trong những di tích phản ánh quá trình đấu tranh chống thiên nhiên, giặc ngoại xâm của dân tộc ta để tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Các ngài đã đi vào thần điện của người dân địa phương như một sự khẳng định công lao và những đóng góp to lớn đối với cộng đồng cư dân địa phương thông qua những đạo sắc phong, thần phả, hoành phi, câu đối, ngai thờ, bi ký, qua ký ức của nhân dân. Các vị luôn là biểu tượng linh thiêng, cao đẹp cho khí phách và ý chí vươn lên để chiến thắng vạn vật của người Việt Nam.

Chia theo loại hình di tích cơ bản là đình, chùa, đền, trên địa bàn huyện Thường Tín, tác giả xin giới thiệu một số di tích quốc gia tiêu biểu như:

Đình

Đình Hạ nằm tại xã Tự Nhiên. Được xây dựng thời Hậu Lê và đến nhà Nguyễn thì được tu bổ lại. Đình còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý giá như bản thần phả soạn năm Vĩnh Tộ nguyên niên (1601); 66 đạo sắc phong; 6 cỗ kiệu; 3 bức hoành phi. Đình thờ ông Chử Đồng Tử và bà Tiên Dung, bà Hồng vân liên quan đến thời vua Hùng dựng nước. Thờ ông Hào Thành 1 vị tướng tiên phong thời Hai Bà Trưng. Lễ hội được tổ chức vào ngày 1/4 âm lịch hàng năm. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1988 với loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật.

Đình Phương Quế nằm tại xã Liên Phương, đình được xây dựng thời Lê Trung Hưng, tu sửa lớn thời vua Tự Đức, tu sửa trung cung và hành lang năm 1991, tu sửa nhỏ, đảo ngói năm 2005, đình vẫn giữ nguyên được kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Hệ thống di vật lưu giữ: bia đá năm Cảnh Hưng 16 (1745), Chuông đồng năm Thành Thái thứ 2 (1902), Lư hương đồng, Kiệu, Long ngai, Y môn...Đình thờ Cao sơn linh quốc cảm thông hiển hữu chiêu ứng sùng nhân địch nghĩa dực vận khang dân diễn phúc đại vương. Được xếp hạng di tích di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2011.

Đình Bạch Liên nằm tại xã Liên Phương, là công trình kiến trúc được xây dựng thời Lê, đã qua các lần tu sửa vào các năm Tự đức 31 (1878), Thành Thái (Bính ngọ) thời Khải Định, năm 1988 và 2007. Đình có kiểu kiến trúc và sắc thái riêng biệt, với các bộ vì thượng giá chiêng, hạ kẻ suốt, kẻ xó cùng những hoa văn chạm khắc đặc sắc tại những bức cốn rường, những đầu dư, đầu đao cùng hệ thống di vật giúp ta tìm hiểu về lịch sử kiến trúc dân gian việt nam. Đình thờ Cao sơn linh quốc cảm thông hiển hữu chiêu ứng sùng nhân địch nghĩa dực vận khang dân diễn phúc đại vương và phối thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn làn thành hoàng làng. Lễ hội tổ chức từ ngày 14-16/3 âm lịch hàng năm. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2013.

Đình Là nằm tại xã Tân Minh, là công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Mạc, có niên đại xây dựng vào năm Diên thành thứ 4 (1581), quy mô bề thế có hai hạng mục kiến trúc như Đại Bái, hậu cung, đình được tu sửa năm Bảo đại thứ 11 (1936). Trong đình bảo tồn được nhiều cổ vật quý của thời Lê và thời Nguyễn: 01 cuốn thần phả và 38 đạo sắc phong, đạo sớm nhất thời vua Lê Vịnh Thịnh năm 1705; 1 kiệu bát cống thời Lê, 5 tấm ván thưng chạm rồng yên ngựa thời Mạc, 2 mảng cốn, 2 rùa đá, 1 bức hoành phi, 1 câu đối. Đình thờ Nguyễn Phục hiệu là Minh lang đại

vương - người có tài có đức giúp vua Lê Thánh Tông chống giặc ngoại xâm thế kỷ XVI. Đình thờ thành hoàng làng, mỗi năm có lần lễ hội, xuân thu nhị kỳ, trong đó hội chính vào ngày 12/8 âm lịch. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2003.

Đình Xâm Dương nằm tại xã Ninh Sở, đình là công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê niên hiệu Chính Hòa 22 (1701), đến thời Nguyễn, niên hiệu Đồng Khánh 2 (1887) tu sửa lại. Hai lớp kiến trúc Lê Nguyễn đan xen tạo thành tổng thể kiến trúc của công trình đến ngày nay. Đình còn giữ bộ cửa võng sơn son thếp vàng ở nhà Đại bái, Kiệu bát cống sơn son thếp vàng thời Nguyễn, quả chuông đồng, thần phả và 18 đạo sắc phong.... Đình thờ Hưng cơ đại vương và Hiển ứng đại vương (thần Rắn, thần trị vì sông nước thuộc tín ngưỡng của người Việt) ở thời Vua Hùng có công với nước và lập làng, xây dựng thuần phong mỹ tục ở làng Xâm Dương. Lễ hội tại Đình được tổ chức từ ngày 6-10/2 âm lịch hàng năm. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2001.

Chùa

Chùa Đậu có tên gọi khác là Thành đạo tự, nằm tại xã Nguyễn Trãi, chùa được xây dựng thời nhà Lý, đến năm Dương Hòa thứ 5 - Lê Thần Tông được bà Nguyễn Thị Ngọc Nguyên tu sửa lớn và kiến trúc chùa giữ đến ngày nay. Tại chùa lưu giữ tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường được công nhận bảo vật quốc gia năm 2016, cùng hệ thống di vật cổ có giá trị như: Gác chuông có 1 quả chuông thời Tây Sơn (1801); Nhà tiền đường có 02 rồng đá, dãy hành lang 2 bên Tả Hữu có 26 pho tượng cùng các cấu kiện kiến trúc quý là hệ thống bia cổ, gạch thời Mạc trang trí hình rồng, thú, cá hóa long, nhiều loại hoa lá..., nổi bật là các mảng chạm gỗ tinh xảo mang đậm phong cách mỹ thuật thời Lê Trung hưng. Chùa thờ thánh Pháp Vũ trong hệ thống Tứ pháp Việt Nam, lễ hội tại chùa Đậu được tổ chức vào ngày mùng 9

tháng Giêng hàng năm. Chùa được xếp hạng di tích quốc gia năm 1964, hiện tại huyện Thường Tín đang làm hồ sơ đề nghị xếp hạng Chùa Đậu là di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Mui có tên gọi khác là Hưng Thánh Quán, nằm tại xã Tô Hiệu, chùa

Một phần của tài liệu Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (2008 2020) (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w