Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của di tích, đặc biệt là di tích cấp quốc gia trên địa bàn, căn cứ các văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo tồn và
phát huy giá trị truyền thống của di tích như: Văn kiện Đại hội X của Đảng cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc; bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian; kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch” [13, tr.107]. Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020, phần nội dung về lĩnh vực di tích chỉ rõ: “Đầu tư đồng bộ bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa tiêu biểu trở thành di sản có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hóa, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế du lịch. Triển khai việc quy hoạch chi tiết đối với các di tích để giải quyết hợp lý, hài hòa, bền vững giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội” [6, tr.29].
Tại huyện Thường Tín đã ban hành kịp thời Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 15/12/2017 về việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp các công trình di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện để tạo căn cứ pháp lý thực hiện các hoạt động tu bổ tôn tạo di tích tại huyện.
Khi Nghị quyết 21/NQ-HĐND của HĐND huyện có hiệu lực là điều kiện chắc chắn đảm bảo 1 phần từ nguồn kinh phí cố định hàng năm cho công tác tu bổ tôn tạo di tích, bên cạnh đó là nguồn kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp theo qui định của pháp luật.
Căn cứ từ thực tế các di tích trên địa bàn huyện đã tồn tại trên dưới 300 năm, các vật liệu xây dựng sử dụng chủ yếu là vật liệu truyền thống, đặc biệt được sử dụng nhiều nhất là vật liệu gỗ. Với đặc thù của vật liệu làm từ gỗ thường bị tác động của thời gian và khí hậu, sự xâm hại của các loại côn trùng như mối mọt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và kết cấu của công trình, đặc biệt các hạng
mục như tường bao, tam quan, sân, mái, tòa thượng điện, đại bái… Đồng thời, cổ vật, di vật tại một số di tích do bảo quản thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng thất lạc, xuống cấp, mối mọt. Theo báo cáo của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, trong số 123 di tích đã được xếp hạng, có 25 di tích đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng: Khu di tích Nguyễn Trãi, Đền Bến Chương Dương, Đình Tự Nhiên (Thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung), Chùa Pháp Vân, Đình Đình Tổ, Lăng đá Quận Vân…. Đặc biệt di tích Chùa Pháp Vân, xã Văn Bình tại chùa thờ một trong Bốn tứ pháp của Việt Nam (Thánh Pháp Vân), hiện tại tòa Tiền đường và Thượng điện đã xuống cấp nghiêm trọng. Đình Đình Tổ, xã Nguyễn Trãi, niên đại xây dựng thời Cảnh Hưng thứ 4 với phong cách kiến trúc thời Lê, hiện tại tòa Đại bái của Đình cũng trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng [38].
Việc tu bổ tôn tạo di tích được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ UBND thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố, UBND huyện và sự đóng góp của người dân. Giai đoạn năm 2010 - 2011 UBND thành phố Hà Nội đầu tư 27,577 tỷ đồng để tu bổ tôn tạo 02 di tích cấp quốc gia [50] là: Tòa Tam bảo chùa Đậu, xã Nguyễn Trãi với kinh phí 16 tỷ đồng (trong đó, Thành phố hỗ trợ 12 tỷ đồng, còn lại là nguồn kinh phí từ ngân sách của huyện và nguồn xã hội hóa). Đình Khánh Vân, xã Khánh Hà tổng kinh phí đầu tư 16,570 tỷ đồng (trong đó, Thành phố hỗ trợ 15,577 tỷ đồng, còn lại là nguồn kinh phí từ ngân sách của huyện và nguồn xã hội hóa).
Trong giai đoạn 2013 - 2015 một số di tích cấp quốc gia của huyện được UBND huyện quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp, mỗi di tích từ 100- 300 triệu đồng gồm: Đình Tổ, xã Nguyễn Trãi; đình Nhân Hiền, xã Hiền Giang; đình Bạch Liên, xã Liên Phương; đền Bến Chương Dương, xã Chương Dương; đình Xâm Dương, xã Ninh Sở; đình Yên Phú, xã Văn Phú [37].
Năm 2017 hỗ trợ 02 di tích chùa Mui và Đình Tổ mỗi di tích 200 triệu đồng. Đồng thời, năm 2017 đã triển khai thực hiện tu bổ, tôn tạo hạng mục Gác chuông, nhà Tả vu, tường rào di tích chùa Đậu và Cổng, tường rào khu Ao Huê, Trại Ổi đền thờ Nguyễn Trãi với tổng kinh phí đầu tư là 4,5 tỷ đồng.
Năm 2018, UBND huyện đã hỗ trợ cho việc tu bổ, chống xuống cấp cho 11 di tích với kinh phí 5,2 tỷ đồng. Năm 2019, UBND huyện đã hỗ trợ cho việc tu bổ, chống xuống cấp cho 17 di tích với kinh phí 8 tỷ đồng.
Đồng thời, năm 2019, UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ 04 di tích với số tiền 3,15 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích: Chùa Pháp Vân, xã Văn Bình; Đình Đình Tổ, xã Nguyễn Trãi; Đình Phương Quế, xã Liên Phương; Nhà thờ Nguyễn Trãi, xã Nhị Khê.
Bảng 4: Tổng hợp kinh phí từ nguồn ngân sách các cấp đầu tư cho công tác tu bổ di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện
Năm Ngân sách Thành phố Ngân sách huyện Nguồn xã hội hóa 2010 - 2011 27.577.000.000 2.000.000.000 2013 - 2015 1.200.000.000 15.400.000.000 2017 4.900.000.000 2018 5.200.000.000 2019 3.150.000.000 8.000.000.000 8.100.000.000 2020 7.860.000.000 Tổng cộng 30.727.000.000 29.160.000.000 23.500.000.000
Huyện Thường Tín tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí tu bổ chống xuống cấp di tích giai đoạn 2020-2021 cho 21 di tích với tổng kinh phí là 12 tỷ đồng. Trong đó, năm 2020 đã bố trí 7.860 triệu đồng.
Ngoài nguồn kinh phí đầu tư tu bổ tôn tạo di tích từ nguồn ngân sách thì công tác xã hội hoá cũng được lãnh đạo huyện Thường Tín quan tâm chỉ đạo. Cùng với việc đầu tư của Nhà nước, nhân dân trong huyện đã đóng góp hàng vạn ngày
công, hàng tỷ đồng cho công việc bảo vệ, quản lý tu bổ, tôn tạo các di tích. Giai đoạn 2013 – 2015, một số di tích được địa phương chủ động xin phép tu bổ, sửa chữa bằng nguồn xã hội hoá như: Chùa Văn Hội (xã Văn Bình) với tổng mức đầu tư gần 9 tỷ đồng; Đình Bình Vọng 3 tỷ đồng (nguồn xã hội hóa); Đình Thượng Đình tổng mức đầu tư gần 4 tỷ đồng (thành phố hỗ trợ 2 tỷ đồng, còn lại là nguồn xã hội hóa); Đình Yên Phú chống xuống cấp 700 triệu đồng (nguồn xã hội hóa); Đình Nhân Hiền chống xuống cấp gần 700 triệu đồng (nguồn xã hội hóa) [38].
Giai đoạn 2019 – 2020, công tác huy động xã hội hóa trong tu bổ di tích cũng đạt được nhiều kết quả, nguồn kinh phí huy động đạt 8,1 tỷ đồng đã được sử dụng để tu bổ các di tích: Đình Xâm Động xã Vân Tảo (400 triệu đồng); Đình Phúc Am xã Duyên Thái (4,5 tỷ đồng); Nhà thờ họ Hoàng xã Nghiêm Xuyên (300 triệu đồng); Chùa Khoái Cầu xã Thắng Lợi (700 triệu đồng); Đình Xâm Xuyên xã Hồng Vân (300 triệu đồng); Chùa Nỏ Bạn, xã Vân Tảo (1,7 tỷ); Đền Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi (500 triệu đồng) [39].
Trong giai đoạn 2008-2020 trên địa bàn huyện đã có trên 50 di tích được đầu tư tu bổ với tổng số vốn 83.387 triệu đồng từ các nguồn: Ngân sách thành phố 30.727 triệu đồng; ngân sách huyện 29.160 triệu đồng; nguồn xã hội hóa 23.500 triệu đồng đã tạo một bước ngoặt mới giúp di tích thoát khỏi cảnh xuống cấp, cảnh quan khang trang hơn, giữ gìn được các yếu tố gốc, yếu tố đặc biệt của di tích. Với nguồn đầu tư từ ngân sách thành phố và huyện đã thể sự quan tâm của chính quyền các cấp trong công tác văn hóa nói chung và công tác quản lý di tích nói riêng tại địa phương, nguồn đầu tư từ ngân sách là nền tảng, là “đòn bẩy” để thu hút nguồn vốn xã hội hóa từ nhân dân. Thực tế tại huyện, chưa bao giờ và cũng chưa có lĩnh vực nào thu hút nguồn lực xã hội hóa mạnh mẽ, hiệu quả như hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích trong những năm gần đây. Nguồn vốn xã hội hóa thu được có ý nghĩa rất
quan trọng, vừa thể hiện sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của người dân địa phương vào công tác tu bổ di tích của địa phương mình, vừa có tác dụng giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Nguyên – Người dân thôn Khoái Cầu, xã Thắng Lợi “Tôi và gia đình đã tham gia đóng góp để xây dựng Chùa làng, tôi tự nguyện đóng góp và tôi hy vọng với số tiền tôi đóng góp có thể góp phần nhỏ để tu bổ ngôi chùa làng để Chùa nhằm giữ lại những nét cổ truyền cho thế hệ con cháu” (tài liệu phỏng vấn ngày 26/1/2020).
Bên cạnh những di tích đã được đầu tư để tu bổ, tôn tạo giai đoạn 2008- 2020, hiện tại huyện vẫn còn 13 di tích nằm trong danh mục xuống cấp nghiêm trọng, gồm: Đình Tây Đào Xá, xã Thắng Lợi; miếu Hoàng Xá, xã Khánh Hà; đình Nhân Hiền, xã Hiền Giang; đình Tử Dương, xã Tô Hiệu; đình Hà Hồi, xã Hà Hồi; đình Đông Thai, xã Vân Tảo; đình Vĩnh Lộc, xã Thư Phú; đình Đan Nhiễm, xã Khánh Hà; đình Là, xã Tân Minh; đình Hướng Xá, xã Quất Động; đình Hạ, xã Tự Nhiên; đình Văn Hội, xã Văn Bình; Chùa Đại Bi, xã Văn Bình. UBND huyện đã tiến hành rà soát, lập danh mục và xây dựng kế hoạch thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn 2021-2025 với tổng số kinh phí dự kiến là 125 tỷ đồng, nguồn vốn thực hiện bao gồm nguồn xin thành phố hỗ trợ, nguồn vốn của huyện và các nguồn huy động từ vốn xã hội hóa của người dân.
Tu bổ, tôn tạo di tích là hoạt động nhằm duy trì sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân. Vì vậy khi tổ chức tu bổ tôn tạo một di tích sẽ liên quan đến các yếu tố cấu thành của di tích, nếu không có quy trình tu bổ, tôn tạo cụ thể rất dễ dẫn đến tình trạng làm mất đi các yếu tố gốc cấu thành lên di tích đó.
Ở nước ta, hiện nay quy trình tu bổ di tích được quy định rất chặt chẽ tại Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ. Trong đó hồ sơ xin phép tu bổ di tích cấp quốc gia đặt ra yêu cầu: Việc tu bổ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, di sản văn hóa, các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các quy định pháp luật khác có liên quan; Bảo đảm giữ gìn tối đa yếu tố gốc của di tích; tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Tổ chức, cá nhân tham gia lập nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, lập quy hoạch di tích, lập dự án tu bổ di tích, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích phải có đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng; Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.
Đối với 1 di tích cụ thể, khi thực hiện tu bổ, căn cứ vào tính chất và mức độ xuống cấp của di tích để lựa chọn phương thức thực hiện tu bổ cho phù hợp gồm: Lập dự án tu bổ di tích; Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích; Tu sửa cấp thiết [33]. Tại huyện Thường Tín, hầu hết việc tu bổ các di tích quốc gia đều được thực hiện theo phương thức là Lập dự án tu bổ di tích. Thành phần hồ sơ của Dự án tu bổ bao gồm: Thuyết minh dự án tu bổ di tích (Căn cứ lập dự án tu bổ di tích, Giới thiệu khái quát về di tích và giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích; Báo cáo khảo sát chi tiết; Mục tiêu dự án tu bổ di tích; Quan điểm, nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích; Giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu sử dụng để bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Chỉ tiêu đối với thiết kế kiến trúc công trình xây dựng mới; Đánh giá tác động môi trường; Phương án bảo dưỡng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích sau khi hoàn thành dự án; Dự toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện dự án tu bổ di tích; Tiến độ
thực hiện dự án bổ di tích). Bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện tổng thể và từng hạng mục di tích, kết cấu tiêu biểu, hiện vật, tình trạng kỹ thuật của công trình. Thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích gồm: Bản vẽ, ảnh tư liệu; Các bản vẽ hiện trạng di tích; Bản vẽ thiết kế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Bản vẽ thiết kế công trình xây dựng mới theo quy định của pháp luật về xây dựng; Bản vẽ phối cảnh thể hiện trên khổ giấy A3.
Qua khảo sát của tác giả về hồ sơ xin phép tu bổ của các di tích quốc gia trên địa bàn huyện Thường Tín cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước tại huyện khi lập hồ sơ đã thực hiện nghiêm túc vấn đề giữ gìn tối đa yếu tố gốc của di tích, lấy vấn đề bảo tồn làm nội dung ưu tiên; xác định giá trị lịch sử và văn hóa của di tích để khi lập hồ sơ nêu được giá trị điển hình của di tích từ đó xác định được nội dung trọng tâm của dự án xin phép tu bổ; trong quá trình lập hồ sơ cơ quan quản lý rất chú ý đến vấn đề sưu tầm tài liệu khoa học phục vụ việc lập dự án, đồng thời thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng kỹ lưỡng trên cơ sở căn cứ vào các quy định về bảo quản tu bổ di tích; việc lập hồ sơ xin phép tu bổ còn có sự tham gia của cộng đồng nhân dân tại địa phương có di tích.
Về thời gian xin thỏa thuận cho phép thực hiện tu bổ của các cơ quan có thẩm quyền cũng được quy định chặt chẽ. Việc lập hồ sơ đảm bảo đúng quy định và gửi xin ý kiến Thành phố và Cục Di sản theo đúng quy trình, theo quy định sau 15 ngày Cục Di sản có văn bản tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia do huyện gửi. Kể từ khi Nghị định 166 và Thông tư 15 ra đời đã quy định chặt hơn so với Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ và Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Việc lập hồ sơ đảm bảo đúng quy định và gửi xin ý kiến thành phố và Cục Di sản theo đúng quy trình, theo quy định sau 20 ngày Cục Di sản sẽ có văn bản
tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia do huyện gửi. Và trong quá trình thực hiện thi công tu bổ di tích, sau khi hạ giải các cấu kiện của di tích thì UBND huyện tổ chức hội nghị mời đại diện của các đơn vị có thẩm quyền, trong đó có Cục Di sản và Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội để thực hiện thẩm