Tăng cường công tác kiểm tra, khen thưởng

Một phần của tài liệu Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (2008 2020) (Trang 110 - 116)

Trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng, công tác quản lý nhà nước không thể tách rời vai trò của công tác kiểm tra. Nếu không có kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng buông lỏng vai trò quản lý, gây nguy hại đến quá trình quản lý nhà nước về di tích và đặc biệt sẽ gây nguy hại trực tiếp đến di tích

như: bị xâm phạm, công tác quy hoạch bị chồng chéo, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý nhà nước về di tích dễ bị lãng quên.

Như vậy công tác kiểm tra có chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng, là chức năng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật cũng như vai trò của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nói chung, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích nói riêng. Tăng cường vai trò của công tác kiểm tra không có nghĩa là hạn chế hoạt động kinh doanh du lịch, cũng như thực hiện công tác xã hội hóa đối với công tác bảo tồn, tôn tạo di tích mà chính kiểm tra tạo quyền bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch bền vững, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về di tích, cũng như tính chủ động của cơ quan nhà nước trong công tác này.

Lĩnh vực phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa thông qua du lịch, văn hóa giáo dục – những lĩnh vực vừa phát triển kinh tế cao, vừa giáo dục ý thức thế hệ trẻ, đồng thời là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước con người. Công tác kiểm tra đóng vai trò thiết yếu và đảm bảo cho hệ thống di tích phát huy hết giá trị sẵn có phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.

Để làm tốt công tác kiểm tra, UBND huyện cần xây dựng kế hoạch về kiểm tra theo lộ trình dài hạn và hàng năm, kiểm tra trong trường hợp đột xuất việc chấp hành các quy định của Luật Di sản văn hóa, thực hiện việc tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng quy định tại Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ và Thông tư 15/2019/BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Kiểm tra việc thu chi và sử dụng kinh phí cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia chống xuống cấp tại các di tích.

Công tác kiểm tra trong quản lý di tích: Thành lập mạng lưới giám sát cộng đồng vì trên thực tế cơ quan quản lý nhà nước không thể thường xuyên kiểm tra và

phát hiện ngay những vi phạm diễn ra tại di tích nếu không có phản ánh của nhân dân địa phương. Chính cộng đồng sẽ là lực lượng lòng cốt để theo dõi, giám sát các vi phạm xảy ra ở địa phương, trên cơ sở đó sẽ báo cho các cơ quan chức năng và có biện pháp giải quyết kịp thời.

Xử lý kỷ luật và tổ chức khen thưởng với các tổ chức và cá nhân vi phạm và có thành tích là việc làm cần thiết trong công tác kiểm tra. Qua đó để tuyên truyền, động viên, khích lệ đồng thời răn đe kịp thời các đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm tới di tích, đồng thời nâng cao trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di tích ngày càng hiệu quả hơn.

Công tác khen thưởng trong quản lý di tích: Các cơ quan nhà nước cần làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong công tác QLNN đối với các di tích của địa phương. Các xã, thị trấn cần tăng QLNN đối với DSVH, kiên quyết xử lý các vi phạm làm tổn hại tới DSVH, tập trung giải quyết dứt điểm và có trọng điểm những vụ việc vi phạm, lấn chiếm di sản đã kéo dài nhiều năm.

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp có đóng góp lớn cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần có chính sách khen thưởng, động viên thích đáng. Các cá nhân, tổ chức có thành tích trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích như: bảo vệ, giữ gìn di tích, quản lý tốt các di tích đồng thời có những biện pháp sáng kiến để phát huy tối đa giá trị của di tích trên địa bàn huyện cần được biểu dương kịp thời.

Đổi mới hình thức thi đua khen thưởng cả về vật chất và tinh thần để ghi nhận công sức đóng góp, tạo động lực tích cực hơn nữa cho người làm công tác quản lý di tích và nhân dân sống trong khu vực di tích.

Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ của quản lý di sản văn hóa của thành phố Hà Nội, huyện Thường Tín, từ thực trạng quản lý nhà nước về di tích quốc gia trên địa bàn huyện, những thành tựu đạt được, những tồn tại hạn chế, tác giả luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện Thường Tín. Đó là các nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế và chính sách; nhóm giải pháp về tăng cường công tác quản lý; nhóm giải pháp về tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia. Với những giải pháp thiết thực được đề ra sẽ góp phần nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và truyền thống của mảnh đất danh hương, huyện anh hùng Thường Tín đến nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Di tích nói chung là minh chứng hùng hồn, khẳng định giá trị tinh hoa văn hóa, đạo lý nhân văn, là niềm tự hào về trang sử truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của huyện. Đồng thời di tích cũng là nhịp cầu nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai, có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho sự nghiệp xây dựng quê hương trong thời kỳ mới. Công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo di tích phải tôn vinh được công lao của các thế hệ cha ông đi trước, tôn vinh giá trị di tích và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Thường Tín là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, đây không những là một vùng đất cổ mà còn là một vùng đất quê giàu truyền thống cách mạng, là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng, vùng đất trăm nghề với nhiều di tích lịch sử. Đây là một tiềm năng lớn để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt là phát triển du lịch gắn liền với di tích. Tuy nhiên trước những biến đổi của nền kinh tế hội nhập, kéo theo sự biến đổi của đời sống văn hóa làm cho các di tích quốc gia trên địa bàn cũng bị chịu sức ép và có nguy cơ bị thay đổi theo hướng thương mại hóa di tích. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện là một nhiệm vụ cần thiết để góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

Xác định tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích quốc gia đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Hàng năm, công tác quản lý di tích quốc gia đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thường Tín cùng các ban, ngành, đoàn thể hết sức quan tâm, sát sao trong chỉ đạo, điều hành đồng thời có sự bám sát, trao đổi thường xuyên, chặt chẽ với cơ sở. Nhất là công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm kê, xây dựng hồ sơ khoa học về di tích trên địa bàn, công tác đề nghị xếp hạng di tích, công tác tôn tạo, tu bổ

di tích. Huy động tối đa các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị của di tích. Tăng cường các hình thức bảo vệ, chống vi phạm di tích, chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, không để xảy ra hiện tượng vi phạm về trật tự xây dựng, lấn chiếm đất đai, cảnh quan môi trường ở di tích. Đào tạo đội ngũ làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có tâm huyết, có trình độ, năng lực chuyên môn; đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm di tích được xếp hạng, nhất là các điểm di tích có khả năng khai thác phục vụ du lịch.

Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được, vẫn còn những hạn chế nhất định như việc thực thi của hệ thống văn bản xuống cơ sở còn có phần hạn chế; công tác đề nghị xếp hạng di tích còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thông tin, tư liệu, tài liệu liên quan đến di tích ít và thiếu; việc khoanh vùng bảo vệ di tích có sự thay đổi qua các giai đoạn, do đó ở một số di tích rất khó để xác định rõ khu vực bảo vệ 1 hoặc 2 của di tích, dễ dẫn đến tình trạng sử dụng đất của di tích trong tương lai; ở một vài điểm di tích bị tu bổ sai quy cách do sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa phương, nhân dân, các vị trụ trì đền, chùa và cả đơn vị thi công khi tu bổ di tích muốn thay mới toàn bộ các bộ phận kiến trúc bị xuống cấp... Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về di tích quốc gia trên địa bàn huyện Thường Tín là việc làm cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Luận văn nhằm góp thêm một tiếng nói trong công tác quản lý di tích quốc gia tại địa phương, đảm bảo tính khoa học trong quản lý đồng thời đáp ứng được nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và thế mạnh về văn hóa du lịch tại địa phương.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và phân tích thực trạng về công tác quản lý di tích quốc gia trên địa bàn huyện Thường Tín, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu

quả quản lý di tích quốc gia tại huyện Thường Tín trong thời gian tới như: Hoàn thiện hệ thống thể chế và chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về di tích, kiện toàn bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ chế phối hợp trong quản lý, cơ chế này cần được xem xét theo trật tự hệ thống từ trên xuống và từ dưới lên, xem xét đến vai trò của các lực lượng tham gia vào quá trình quản lý; Tăng cường công tác kiểm tra, khen thưởng trong quản lý di tích; Đặc biệt là các giải pháp về công tác tu bổ tôn tạo di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện, tăng cường công tác bảo vệ và giữ gìn các di vật, hiện vật trong di tích cấp quốc gia; Phát triển hoạt động du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tâm linh; Đề cao và phát huy vai trò của cộng đồng đối với việc quản lý di tích cũng như gắn kết hoạt động du lịch văn hóa với du lịch di sản, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đây là những giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về di tích quốc gia trên địa bàn huyện Thường Tín. Đồng thời luận văn cũng là nguồn tài liệu để nghiên cứu, tham khảo về công tác quản lý di tích trên địa bàn, là nguồn tư liệu để tham khảo, nghiên cứu, áp dụng vào thực tế công việc./.

Một phần của tài liệu Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (2008 2020) (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w