Luật Di sản văn hóa đã quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là tài sản không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học của nhiều thời kỳ trong tiến trình phát triển của lịch sử địa phương, dân tộc. Di tích có sức sống và tồn tại, thu hút khách tham quan nhiều hay ít cũng là do di vật, cổ vật hiện hữu tại di tích. Vì vậy công tác quản lý bảo vệ các di vật, cổ vật, bảo vật trên địa bàn huyện là vấn đề cấp thiết. Để công tác bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đạt hiệu quả, chính quyền các cấp cần thực hiện các nội dung sau:
Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý di tích tại địa phương, bởi đây là nguồn nhân lực trực tiếp tại địa phương, sống cùng di tích và giám sát thường xuyên các hoạt động của di tích. Ban Quản lý di tích tại địa phương cần xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ, quy định nghĩa vụ quyền lợi… của từng thành viên trong Ban. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, UBND huyện chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với các ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật trong di tích. Yêu cầu UBND xã, thị trấn, Ban Quản lý di tích tại địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát các phương án bảo vệ tại các di tích.
Đối với các di tích, tùy thuộc nguồn kinh phí thu được từ các hoạt động của di tích để áp dụng các phương pháp bảo vệ: Nắp đặt hệ thống camera bảo vệ di tích, thường xuyên kiểm tra định kỳ các di vật, cổ vật, bảo vật tại di tích để kịp thời phát hiện những hư hại từ đó có kế hoạch sử dụng các phương tiện kỹ thuật phù hợp để bảo quản.