Giải pháp về hoạt động tu bổ tôn tạo di tích

Một phần của tài liệu Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (2008 2020) (Trang 106 - 108)

Giải pháp về quy trình thủ tục khi thực hiện tu bổ di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện: Như trình bày ở trên, việc thực hiện tu bổ di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm theo quy định tại Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ và Thông tư 15/2019/BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, quy định về phân cấp của Thành phố Hà Nội tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND Thành phố về ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên việc thực hiện theo quy định tại các văn bản trên thì việc lập hồ sơ đảm bảo đúng quy định và gửi xin ý kiến Thành phố và Cục Di sản theo đúng quy trình, sau 20 ngày Cục Di sản sẽ có văn bản tham gia ý kiến đối với hồ sơ do huyện gửi. Tuy nhiên trên thực tế thời gian để Cục Di sản có văn bản trả lời chậm hơn rất nhiều so với quy định. Hơn nữa hiện nay Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa xây dựng bộ thủ tục hành chính nên khi có sự chậm trễ cơ sở không biết lý do ở đâu. Dẫn đến tình trạng mất nhiều thời gian để xin được thỏa thuận đồng ý cho phép tu bổ của Cục Di sản, đối

với các di tích xuống cấp nghiêm trọng và nguồn kinh phí có được để tu bổ là nguồn xã hội hóa thì quy trình trên dường như là không phù hợp, gây nản lòng của người dân địa phương, đặc biệt là các cụ bô lão cao tuổi trong làng muốn tự ý làm chứ không muốn thực hiện theo quy định của nhà nước.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Văn hóa Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cần xây dựng Bộ thủ tục hành chính về việc thẩm định hồ sơ cho phép tu bổ di tích cấp quốc gia, cấp thành phố, trong đó quy định rõ thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, số lượng hồ sơ cần nộp, quy định rõ bộ phận, rõ người tiếp nhận. Đồng thời với sự phát triển của mạng internet hiện nay, chính phủ đã xây dựng được Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ htttp://dichvucong.gov.vn thì Bộ và Sở cũng nên xem xét sau khi xây dựng được bộ thủ tục hành chính cho phép cơ sở thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ công để tiết kiệm thời gian giải quyết và đi lại của cấp xã và huyện.

Cần phải xây dựng các kế hoạch dài hạn, 05 năm và hằng năm phù hợp với nguồn ngân sách của UBND huyện bố trí được cho hoạt động tu bổ di tích, có văn bản đề nghị thành phố hỗ trợ từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia chống xuống cấp di tích đối với các di tích theo phân cấp. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng cần thông báo rộng rãi đến cơ quan quản lý ở địa phương, các Ban quản lý di tích địa phương để thực hiện huy động xã hội hóa từ các nguồn hợp pháp khác cùng với ngân sách nhà nước để thực hiện tu bổ di tích đạt hiệu quả và trong thời gian sớm nhất. Trong đó, kế hoạch hàng năm có sự ưu tiên đưa vào danh mục tu bổ trước với các di tích cấp quốc gia và mức độ xuống cấp nghiêm trọng.

Tu bổ tôn tạo di tích phải đảm bảo bảo tồn nguyên dạng giá trị gốc của di tích. Đối với những di tích còn giữ nguyên giá trị truyền thống cần khai thác có chọn lọc có định hướng: Đối với những ngôi chùa có đủ điều kiện để bảo tồn tôn

tạo, cần phải tìm hiểu, đánh giá, phân tích, tránh gây lãng phí mất thời gian.Việc trùng tu, tôn tạo di tích cần tuân thủ nguyên tắc hỏng chỗ nào sửa chỗ đó và đảm bảo tính nguyên mẫu từ nguyên liệu đến hình dáng, màu sắc, loại bỏ khỏi di tích tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới các mặt giá trị của di tích. Để di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt.

Vật liệu thực hiện tu bổ tôn tạo phải đảm bảo theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt, tuy nhiên vật liệu chủ yếu là gỗ, mà hiện tại nguồn nguyên liệu là gỗ ở Việt Nam đang dần bị hạn chế, dẫn đến tình trạng phải sử dụng nguồn nguyên liệu là gỗ nhập khẩu vì vậy giá thành đắt và công tác xử lý bằng thuốc chống mối trước khi đưa vào công trình khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Do vậy, để đảm bảo tiến độ công trình, nguồn kinh phí trong tu bổ, Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội nên xem xét đối với các cấu kiện chính, nhiều hoa văn kiến trúc đẹp phản ánh giai đoạn lịch sử của công trình thì bắt buộc phải làm bằng vật liệu gỗ, còn các cấu kiện phụ hoặc các bộ phận khác chỉ mang tính chất chịu lực cho công trình có thể thay thế bằng vật liệu khác.

Một phần của tài liệu Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (2008 2020) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w