Môi trường kiểm soát 16 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện châu thành, tỉnh tiền giang (Trang 29 - 31)

(structure) của tổ chức, cung cấp nền tảng cho việc thực hiện kiểm soát nội bộ tổ chức. Việc thiết lập các nhân tố môi trường kiểm soát rất quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan đến quan điểm, thái độ, nhận thức và hành động của các nhà quản lý trong ngân hàng, là nền tảng đối với các bộ phận khác của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nó được biểu hiện thông qua các chuẩn mực, quy trình và cơ cấu tổ chức, trong đó hướng dẫn mọi thành viên trong đơn vị cách thức thực hiện nhiệm vụ và ra quyết định. Các nhân tố chính của môi trường kiểm soát là:

- Tính trung thực và giá trịđạo đức: Sự hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ trước tiên phụ thuộc vào tính trung thực và việc tôn trọng các giá trị đạo đức của những cá nhân có liên quan. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà quản lý phải xây dựng những chuẩn mực về đạo đức trong đơn vịđể ngăn cản không cho các thành viên có hành vi thiếu đạo đức hoặc phạm pháp. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần làm gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và phải phổ biến những quy định đến mọi thành viên bằng các thể thức thích hợp.

- Đảm bảo về năng lực: Là đảm bảo cho nhân viên có được những kỹ năng và hiểu biết cần thiết tất cả các nghiệp vụđể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình.

- Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Triết lý điều hành thể hiện qua quan điểm và nhận thức của người quản lý; phong cách điều hành thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của họ khi điều hành đơn vị.

- Cơ cấu tổ chức: Một cơ cấu tổ chức hợp lý, đảm bảo tách bạch giữa các chức năng, bảo đảm sựđộc lập tương đối giữa các bộ phận, tạo được khả năng kiểm tra kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện công việc sẽđảm bảo sự thông suốt cho các thủ tục kiểm soát được phát huy tác dụng. Ngược lại, khi thiết kế không đúng, cơ cấu tổ chức có thể làm cho các thủ tục kiểm soát mất tác dụng. Thực chất đây là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị trong việc thực hiện nghiệp vụ, một cơ cấu phù hợp là cơ sởđể lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động. Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ tổ chức, và cần phù hợp với quy mô và đặc thù hoạt động của đơn vị.

trách nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức, nó cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong các hoạt động của đơn vị, giúp họ hiểu rằng họ có những nhiệm vụ gì và hành vi của họ sẽ ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào. Do đó, đơn vị cần thể chế hóa bằng văn bản về những quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và từng nhân viên trong đơn vị.

- Chính sách nhân sự: Là các chính sách và thủ tục của nhà quản lý về việc tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật các nhân viên trong đơn vị. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát thông qua việc tác động đến các nhân tố khác trong môi trường kiểm soát như đảm bảo về năng lực cho nhân viên có được những kỹ năng và hiểu biết cần thiết về tất cả các nghiệp vụđể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình, sự trung thực và các giá trịđạo đức trong công việc,…

Tóm lại, môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng của hệ thống kiểm soát nội bộ và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện châu thành, tỉnh tiền giang (Trang 29 - 31)