Định hướng hoạt động 72 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện châu thành, tỉnh tiền giang (Trang 85 - 87)

Hệ thống kiểm soát nội bộ đang dần trở nên phổ biến cả về mặt lý luận và thực tiễn trong ngân hàng thương mại. Vai trò, vị trí của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý ngày càng được khẳng định đặc biệt là trong những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Việc tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ phải đạt được những yêu cầu sau đây:

- Phải đảm bảo yêu cầu thiết thực và hiệu quả. Kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của ngân hàng, mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của chi nhánh đều phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Mỗi khi có sự thay đổi về các mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh mới, chi nhánh phải rà soát, nhận dạng các rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, quy trình, quy định kiểm tra, kiểm soát nội bộ phù hợp.

- Phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh là:

+ Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an toàn, có hiệu quả.

+ Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời.

+ Bảo đảm tuân thủ luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.

+ Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một phần không thể tách rời của các hoạt động hàng ngày của chi nhánh. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được

thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của chi nhánh.

- Chi nhánh phải thiết lập, duy trì, tổ chức thực hiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo các quy định. Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, tình hình tuân thủ trong tổ chức tín dụng và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả.

- Phù hợp với thực tiễn hoạt động của chi nhánh về quy mô hoạt động, sự đa dạng phức tạp các nghiệp vụ, về mô hình tổ chức. Đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống công nghệ thông tin.

Căn cứ vào Nghị quyết số 01/NQ-HĐTV ngày 13/01/2020 của HĐTV Agribank về mục tiêu và định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank năm 2020, Agribank chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang xác định tiếp tục củng cố và giữ vững thị phần vốn huy động hiện có, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian tới tập trung tăng trưởng nguồn vốn huy động gắn với nâng cao năng lực quản trị rủi ro, an toàn thanh khoản với các định hướng:

Xác định hoạt động huy động tiền gửi là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường, cụ thể trong năm 2020 sẽ tăng trưởng nguồn vốn huy động 18% so với năm 2019, đạt 20.000 tỷđồng.

Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, chú trọng hình thức gắn kết các sản phẩm tiền gửi với phát triển sản phẩm dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong huy động vốn, nâng cao chất lượng phục vụ, lấy mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển nhằm tăng trưởng tốt nguồn vốn huy động.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh, làm nền tảng phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ. Đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tiền gửi chi nhánh đang áp dụng trong đó chú trọng các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân. Đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ bằng sự am hiểu sâu về

nghiệp vụ, văn minh trong giao tiếp, nhiệt tình tư vấn và hướng dẫn khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp để thu hút có hiệu quả nguồn tiền gửi dân cư.

Chú trọng việc tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn, tăng cường tìm kiếm nguồn vốn có lãi suất thấp. Bám sát diễn biến thị trường, cung cầu vốn trong nền kinh tế để chủ động điều hành lãi suất huy động phù hợp trong từng giai đoạn, mang tính cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện châu thành, tỉnh tiền giang (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)