Đánh giá rủi ro 49 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện châu thành, tỉnh tiền giang (Trang 62 - 64)

Agribank chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang tổ chức tập huấn quản lý rủi ro hoạt động nhằm nâng cao ý thức của mỗi cán bộ về rủi ro cũng như thu thập các ý tưởng nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ngăn ngừa rủi ro. Quy trình quản lý rủi ro bao gồm các bước sau:

- Nhận diện, đánh giá, xác định rủi ro: Căn cứ hệ thống văn bản, quy trình nghiệp vụ tiền gửi theo Quyết định số 797/QĐ-HĐTV-KHNV quy định về tiền gửi tiết kiệm, Quyết định số 1002/QĐ-NHNo-TCKT quy định về tiền gửi thanh toán, thực hiện nhận diện các rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu nghiệp vụ, đánh giá rủi ro dựa trên mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro, đúc kết kinh nghiệm từ những rủi ro đã xảy ra, từ đó đề ra phương án chỉnh sửa, hoàn thiện chính sách, quy định nghiệp vụ tiền gửi. Xây dựng đội ngũ giao dịch viên phải am hiểu về nghiệp vụ, có tính trung thực, chính xác và cẩn thận trong thao tác nghiệp vụ, đặc biệt là có kinh nghiệm và khả năng nhận diện các rủi ro về giả mạo chữ ký, giả mạo thông tin khách hàng, giả mạo sổ tiền gửi,….

Hệ thống công nghệ thông tin về nhận diện và ngăn ngừa rủi ro đã tương đối hoàn chỉnh, hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập ngay trong quy trình thực hiện nghiệp vụ và hoạt động kiểm soát đều đan xen, chặt chẽ trong từng khâu thực hiện bắt đầu từ khi tiếp nhận đến khi kết thúc một quy trình nghiệp vụ, ví dụ như không cho phép giao dịch viên thực hiện các giao dịch của chính mình, các giao dịch tiền gửi vượt hạn mức đều phải qua kiểm soát phê duyệt của kiểm soát viên hoặc lãnh đạo phòng, các thông tin về loại tiền gửi tương ứng với lãi suất, kỳ hạn, thời gian áp dụng,…đều được cài đặt và tự động hóa, giao dịch viên chỉ được chọn loại tiền gửi phù hợp mà không thể thay đổi thông tin về loại tiền gửi đó khi tác nghiệp đã góp phần hạn chế sai sót, giảm thiểu rủi ro do sự thiếu trung thực hoặc có sự cấu kết giữa giao dịch viên và khách hàng.

Thực tế qua các năm 2017-2019, Agribank chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang chưa có cán bộ có sai phạm đến mức phải xử lý.

- Đo lường rủi ro: Đo lường định tính thông qua ma trận rủi ro và đo lường định lượng thông qua ước lượng vốn yêu cầu tối thiểu cho rủi ro hoạt động.

- Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro hoạt động bao gồm các biện pháp chỉnh sửa, hoàn thiện chính sách, quy định nghiệp vụ; sắp xếp, bố trí, luân chuyển, đào tạo cán bộ; nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cảnh báo và quản lý rủi ro.

- Theo dõi, kiểm soát và báo cáo: Theo dõi, giám sát xu hướng biến động của rủi ro thông qua các báo cáo rủi ro để bảo đảm rủi ro được xử lý kịp thời. Đối

với nghiệp vụ tiền gửi, Agribank chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang chú trọng đến các báo cáo đặc thù sau:

+ Báo cáo giao dịch nghi ngờ: là các giao dịch cần được ưu tiên rà soát trước do tiềm ẩn những rủi ro có mức độ cao như các giao dịch hủy, giao dịch lùi ngày giá trị, các giao dịch có dấu hiệu thực hiện nhiều lần, các giao dịch thực hiện sai quy trình, các giao dịch tiền gửi có giá trị lớn,...

+ Báo cáo tổng hợp các giao dịch sai sót, theo dõi và đôn đốc việc xử lý các giao dịch có sai sót phát hiện qua hậu kiểm để xử lý khắc phục. Đối với các sai sót phát hiện qua hậu kiểm, bộ phận hậu kiểm sẽ yêu cầu chỉnh sửa, theo dõi và đôn đốc việc chỉnh sửa sai sót. Định kỳ trước ngày 10 tây hàng tháng lập báo cáo kết quả kiểm tra gửi đơn vịđầu mối tại Hội sở tỉnh.

Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất bộ phận KSNB của Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang sẽ trực tiếp kiểm tra và lập báo cáo rủi ro tác nghiệp, các chi nhánh trực thuộc chưa được kiểm tra sẽ tự kiểm tra và lập báo cáo rủi ro tác nghiệp về các sự cố xảy ra tại các đơn vị do hành vi vi phạm trong hoạt động tác nghiệp của cán bộ gây ra tổn thất về uy tín và tài sản cho ngân hàng. Các nội dung của báo cáo rủi ro tác nghiệp bao gồm: Hành vi vi phạm quy định về phân cấp ủy quyền, về công tác an toàn bảo mật, về công tác hạch toán kế toán, về việc chấp hành chếđộ chứng từ, quy định luân chuyển, kiểm soát chứng từ kế toán,... Báo cáo xử lý trách nhiệm quy định rõ từng mức phạt đối với cán bộ trực tiếp thực hiện/ Cán bộ trực tiếp kiểm soát/ Lãnh đạo phòng có cá nhân vi phạm/ Cán bộ hậu kiểm trực tiếp.

Nhìn chung, công tác phòng ngừa, nhận diện và đánh giá rủi ro đã được Agribank chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang quan tâm, tuy nhiên chưa có các hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện nhận dạng đánh giá rủi ro riêng cho từng nghiệp vụ mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn và bám sát quy trình nghiệp vụ là chủ yếu nên chưa có tính đồng bộ cao trong hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện châu thành, tỉnh tiền giang (Trang 62 - 64)