Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ 80 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện châu thành, tỉnh tiền giang (Trang 93 - 95)

Trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát là cần thiết, phải quy định rõ ràng công việc của từng vị trí trong tổ chức, kiểm soát tốt quá trình xử lý thông tin như kiểm soát hoạt động của trung tâm dữ liệu, kiểm soát phần mềm hệ thống, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, kiểm soát việc truy cập hệ thống, đổi mới phương pháp kiểm soát, xây dựng các tiêu chí kiểm tra, kiểm soát phù hợp, linh hoạt đáp ứng theo yêu cầu hoạt động kinh doanh chung của ngành ngân hàng,… Agribank Châu Thành cần tập trung vào một số việc sau:

Các biện pháp kiểm soát phòng ngừa thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định về nghiệp vụ và kiểm soát nội bộ của Agribank Châu Thành vẫn được thực hiện như hiện tại, tuy nhiên đơn vị cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển cho bộ phận kiểm soát nội bộ theo hướng trẻ hóa đội ngũ, thích ứng với xu thế hội nhập và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kiểm soát, đồng thời tiếp tục hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm soát nội bộ phù hợp, kịp thời khi có sự thay đổi về pháp luật hoặc khi thay đổi về cơ chế, quy định nội bộ của Agribank, trong đó chú trọng các yếu tố:

Xây dựng nhu cầu về nguồn nhân lực, trẻ hóa đội ngũ cán bộ cho bộ phận KSNB cho thời gian hiện tại và trong tương lai.

Xây dựng những tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra KSNB. Các cuộc kiểm tra mới chủ yếu hướng tới tính tuân thủ, sựđầy đủ của hồ sơ chứng từ mà chưa chú trọng vào việc đánh giá rủi ro và sự phù hợp của các thủ tục kiểm soát của đơn vị. Do đó, chi nhánh cũng cần hoàn thiện quy trình và phương pháp KSNB nhằm xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra.

Tăng cường tổ chức và thực hiện các cơ chế kiểm soát thường xuyên các nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt chức năng ngăn chặn và giám sát, bên cạnh đó tiến hành các cuộc kiểm tra đột xuất để có thể kiểm tra, phát hiện và xử lý các vấn đề đã phát sinh một cách kịp thời, tránh để xảy ra tình trạng mọi chuyện vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chi nhánh. Ngay sau khi kiểm tra, đơn vị cần phải nhắc nhở, chấn chỉnh ngay nhằm nâng cao trách nhiệm trong từng khâu xử lý giao dịch.

Triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra chuyên đề tín dụng của phòng tín dụng. Thực hiện đối chiếu công khai khách hàng, những món vay lớn đối chiếu 100%, những món vay nhỏ đối chiếu theo tỷ lệ hoặc đối chiếu các khoản nợ có vấn đề phát hiện các trường hợp vay ké, vay hộ hoặc cán bộ ngân hàng nhờ vay hộđể xử lý kịp thời.

Việc thực hiện giao dịch một cửa đã phát huy vai trò của mình, tạo ra sự thuận lợi và nhận được nhiều sựủng hộ từ khách hàng trong thời gian qua. Tuy nhiên, với mô hình giao dịch một cửa, giao dịch viên được trao nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn, gần như bao quát hết quy trình nghiệp vụ từ khi khởi tạo đến khi kết thúc, nắm giữ và quản lý toàn bộ tiền mặt, ấn chỉ. Do vậy, cần phải tăng cường giám sát thông qua việc kiểm tra tiền mặt tại quỹ và ấn chỉđột xuất nhằm hạn chế các trường hợp gian lận. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát cần nghiêm túc chấn chỉnh, tránh tình trạng nể nang, chiếu cố cho các hành vi sai phạm, có dấu hiệu gian lận, gây tổn hại đến uy tín, tài sản của ngân hàng.

Việc áp dụng hạn mức tự phê duyệt tuy có những ưu điểm vượt trội trong việc đẩy nhanh tốc độ giao dịch, tuy nhiên việc cho phép giao dịch viên tự phê duyệt trong hạn mức này sẽ kéo theo nhiều rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp. Do

vậy, Chi nhánh cần nghiên cứu phương pháp kiểm soát phù hợp, chặt chẽ hạn mức này, hoặc có thể xem xét xóa bỏ hạn mức tự phê duyệt này trong thời gian tới.

Ban lãnh đạo chi nhánh cần xem xét quy định về hạn mức tồn quỹ cuối ngày tại các phòng giao dịch ở quá xa trụ sở chính hoặc không đảm bảo vềđiều kiện về an ninh, an toàn kho quỹ theo hướng thấp hơn hiện hành nhưng vẫn bảo đảm đủ lượng tiền để hoạt động trong thời gian chờ tiếp quỹ từ hội sở.

Tập trung rà soát, chấn chỉnh và có cơ chế kiểm soát quá trình xử lý thông tin liên quan đến bảo mật và an toàn thông tin hiệu quả, kịp thời như việc cấp phát, thu hồi và quản lý User truy cập các ứng dụng phải kịp thời, tuân thủ theo đúng quy định. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc tập huấn, tuyên truyền về các nguy cơ, rủi ro từ việc quản lý lỏng lẽo tên đăng nhập và mật khẩu ứng dụng để mỗi cá nhân có ý thức hơn trong việc bảo mật các thông tin đăng nhập vào hệ thống, tránh tạo kẽ hở, lợi dụng gây tổn hại, thất thoát tài sản của ngân hàng. Bên cạnh đó là đề ra các biện pháp xử lý vi phạm nghiêm khắc hơn, quyết liệt hơn nữa để nhằm tăng cường tính ý thức, kỹ cương trong việc tuân thủ các quy định về bảo mật an toàn hệ thống thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện châu thành, tỉnh tiền giang (Trang 93 - 95)