Mục tiêu định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại kho bạc nhà nước long an (Trang 61)

3.1.1 Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020

Chính phủ (2007). “Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về việc

phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là xây dựng KBNN hiện đại, an

toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”.

Nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển KBNN như sau:

- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước

+ Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu NSNN theo thời gian thực. Mở rộng phương thức thu nộp thuế bằng tiền mặt tại các điểm giao dịch của ngân hàng, bưu điện, tiến tới không thu nộp tại KBNN. Thực hiện rộng rãi các phương thức thu nộp thuế hiện đại như thu nộp qua Internet, thẻ tín dụng.

+ Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi NSNN từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong và ngoài nước. Thực hiện kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng phân cấp và gắn liền với định hướng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ, ngành và đơn vị chi tiêu ngân sách trên cơ sở tính toán rõ các chi phí và hiệu quả của chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử.

+ Quản lý và khai thác có hiệu quả các phân hệ của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc trong công tác quản lý quỹ NSNN; hoàn thiện và mở rộng hệ

thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc giai đoạn 2 với vai trò là hạt nhân của hệ thống thông tin tài chính tích hợp .

- Quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ

+ Xây dựng Luật Quản lý ngân quỹ phát triển hệ thống các công cụ phục vụ công tác quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ. Tổ chức thực hiện quản lý, đầu tư ngân quỹ theo Luật Quản lý ngân quỹ; gắn công tác quản lý ngân quỹ với quản lý nợ Chính phủ, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện liên kết với các nền tài chính trong khu vực và trên thế giới.

+ Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu Chính phủ theo hướng hiện đại, minh bạch, hoạt động theo nguyên tắc thị trường; từng bước liên kết và hội nhập với thị trường trái phiếu khu vực và quốc tế.

+ Xây dựng và hoàn thiện mô hình Kho bạc chuyên quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ.

- Công tác kế toán

+ Thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước. Chuyển từ kế toán dồn tích điều chỉnh sang kế toán dồn tích đầy đủ. Xây dựng bảng tổng kết tài sản Quốc gia; thực hiện kế toán tình hình biến động về mặt giá trị của tài sản công.

+ Phát triển kế toán quản trị đảm bảo khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu NSNN cũng như yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Áp dụng chuẩn mực kế toán nhà nước phù hợp với chuẩn mực quốc tế và kế toán công .

- Hệ thống thanh toán

+ Phát triển hệ thống thanh toán điện tử song phương, đa phương với các ngân hàng thương mại. Sử dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến. Chuyển việc thanh toán bằng tiền mặt tại KBNN sang cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm nhận.

+ Triển khai toàn diện mô hình thanh toán tập trung của KBNN theo cả chiều dọc và chiều ngang, đảm bảo mọi giao dịch của NSNN và các quỹ tài chính nhà nước

+ Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát; xây dựng quy trình và hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa; xây dựng hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro trong từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Xây dựng khuôn khổ pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ; chế độ và quy trình kiểm toán nội bộ và triển khai thí điểm hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ KBNN.

+ Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Thực hiện toàn diện và đồng bộ các phương thức giám sát từ xa, quản lý và kiểm soát rủi ro.

- Công nghệ thông tin

+ Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại trên cơ sở hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc và hệ thống thông tin tài chính tích hợp nhằm phục vụ tốt yêu cầu quản lý tài chính công của quốc gia. Thực hiện giai đoạn 2 của dự án đáp ứng các yêu cầu cải cách mạnh mẽ về quản lý tài chính – ngân sách như thực hiện phân bổ ngân sách theo đầu ra; tính toán được chi phí và hiệu quả của các chương trình, dự án chi tiêu từ nguồn NSNN; xây dựng khuôn khổ tài khóa trung hạn; thực hiện quản lý NSNN theo nguyên tắc dồn tích; hình thành Tổng kế toán Nhà nước…

+ Xây dựng cấu trúc tổng thể hệ thống thông tin KBNN; ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN. Hình thành Kho bạc điện tử

- Tổ chức bộ máy

+ Về tổ chức bộ máy: Kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp, thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước. Tổ chức lại các đơn vị thuộc KBNN tại trung ương theo hướng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách; tăng cường tính chuyên môn hóa của một số đơn vị, hình thành một số KBNN hoạt động theo chức năng. Cơ cấu lại các KBNN địa phương theo hướng thành lập một số KBNN khu vực, có lộ trình bố trí lại KBNN theo địa giới hành chính.

hướng: Nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ KBNN; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN ở cả trung ương và địa phương; thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường hợp tác quốc tế

Tiếp tục củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các đối tác đã có; chủ động thiết lập, tích cực mở rộng các quan hệ hợp tác mới với các tổ chức, các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động KBNN như chuẩn mực kế toán công, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trong điều kiện liên kết các nền tài chính trong khu vực…

3.1.2 Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước

Quản lý tài chính nội bộ đối với các đơn vị thuộc KBNN phải đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu sau đây:

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý theo hướng hiện đại, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ, tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước.

- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế trong hoạt động của KBNN; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

- Chủ động sử dụng nguồn kinh phí được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung đầu tư thực hiện chiến lược phát triển KBNN; bảo đảm xây dựng kho tàng, trụ sở giao dịch an toàn, hiện đại; bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, trang bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hóa công nghệ quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ nhà nước giao, đủ điều kiện hội nhập quốc tế; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và từng bước bổ sung thu nhập cho công

Hiệu quả quản lý là yêu cầu bắt buộc đối với người quản lý và trách nhiệm của các cấp quản lý nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý. Đổi mới nền tài chính công, trong đó có nội dung đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các cơ quan HCNN cũng không nằm ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nền tài chính quốc gia trong xu thế cải cách và hội nhập quốc tế.

Cùng với các nội dung đổi mới và cải cách quản lý, quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại hệ thống KBNN Long An là phù hợp với xu thế cải cách quản lý hành chính và chủ trương đổi mới nền tài chính công của Nhà nước, nhằm đạt được các mục tiêu sau:

+ Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực về con người, tài chính, tài sản nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Kho bạc được Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN giao cho KBNN tỉnh Long An.

+ Tiếp tục tăng cường tính tự chủ trong quản lý tài chính, phát huy quyền chủ động của KBNN các cấp trong quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí được giao cũng như kinh phí tiết kiệm tại các đơn vị.

+ Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT hiện đại trong quản lý tài chính nhằm tiết kiệm thời gian, sức lao động, chi phí hành chính.

+ Tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, từng bước ổn định đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương, bổ sung thu nhập và phúc lợi cơ quan, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa kết quả công việc với thu nhập được hưởng.

+ Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, tự kiểm tra, kiểm toán nội bộ và triển khai đồng bộ Chương trình giám sát từ xa các hoạt động về quản lý tài chính nội bộ để đảm bảo tuân thủ đúng chính sách, chế độ của Nhà nước về công tác quản lý tài chính, đặc biệt là việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện tốt các quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng; Thực hiện công khai, minh bạch trong các lĩnh vực quản lý tài chính, trong việc sử dụng các quỹ và nguồn tài chính hợp pháp của đơn vị. Tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương thi hành công vụ của CC KBNN tỉnh Long An.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Long An

Xuất phát từ thực trạng chi tiêu nội bộ của hệ thống KBNN Long An trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định như công tác lập, phân bổ, quyết toán kinh phí còn hình thức, chưa sát với thực tế triển khai nhiệm vụ việc xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ còn chậm, phân cấp sử dụng kinh phí tăng thu tiết kiệm chi còn hạn chế, chưa khuyến khích được các đơn vị cấp dưới tiết kiệm triệt để kinh phí được giao. Để khắc phục những hạn chế cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

3.2.1 Công tác lập, phân bổ dự toán

Hiệu quả sử dụng kinh phí phụ thuộc rất lớn vào việc lập và phân bổ ngân sách giữa các cấp, giữa cơ quan tài chính và đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN. Tuy nhiên, công tác lập dự toán NSNN hàng năm tại một số đơn vị KBNN chưa được Thủ trưởng đơn vị quan tâm đúng mức, dự toán lập chưa sát với thực tế và gắn với nhiệm vụ, công việc được giao, chủ yếu được thực hiện theo các khoản mục đầu vào và ngắn hạn nên đã nảy sinh nhiều bất cập dự toán được lập theo nhu cầu và chủ quan của đơn vị, chú trọng vào chi tiêu và kiểm soát chi tiêu, ít thông tin về đầu ra và kết quả đạt được đặc biệt thông tin về chất lượng kết quả công việc hàng năm, thiếu liên kết giữa kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và ngân sách triển khai. Để giải quyết hạn chế này, công tác lập dự toán của KBNN nên chuyển sang thực hiện theo phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Với đặc thù của hoạt động KBNN là kết quả đầu ra tương đối rõ ràng thì việc áp dụng lập ngân sách theo đầu ra hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 nên việc xây dựng dự toán cho khoảng thời gian là có thể thực hiện được. Những yếu tố cơ bản của quy trình chiến lược là đánh giá những đặc điểm quan trọng trong lĩnh vực hoạt động, quản lý của đơn vị, xác định các kết quả chủ yếu nhằm phấn đấu đạt được, lựa chọn tập hợp các đầu ra tốt nhất để hướng tới đạt được các kết quả đã lựa chọn trong khuôn khổ trung hạn (3 - 5 năm), xác định và đánh giá những tác động của đầu ra trong thời gian thực hiện kế hoạch, đánh giá năng lực của đơn vị trong việc cung cấp hỗn hợp các đầu

vận dụng vào trong xây dựng kế hoạch lập ngân sách theo kết quả đầu ra diễn tả trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1 Quy trình chiến lược lập ngân sách theo kết quả đầu ra

Để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính khả thi của dự toán, các đơn vị KBNN lập dự toán kinh phí phải xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn từ 3 đến 5 năm của đơn vị khi đó đơn vị dự toán cấp trên, cơ quan tài chính thẩm định, bố trí dự toán kinh phí hàng năm cho các đơn vị trên cơ sở kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch sử dụng kinh phí theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn, dự toán ngân sách của đơn vị sẽ được lập gồm 2 phần:

- Ngân sách cơ bản: Ngân sách cơ bản hay còn gọi là cơ sở tối thiểu được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các các hoạt động cơ bản của đơn vị (bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên). Trong ngân sách trung hạn, các hoạt động cơ bản của đơn vị tạo nên cơ sở tối thiểu để lập ngân sách cơ bản, cơ sở tối thiểu từng bước được hình thành thông qua đánh giá một cách có hệ thống các hoạt động và chức năng của đơn vị trên cơ sở hàng năm với cách làm này dần dần các khoản chi tiêu không hiệu quả sẽ được loại trừ ra khỏi ngân sách cơ bản, phần tiết kiệm sẽ dành cho các mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại kho bạc nhà nước long an (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)