thuộc Bộ Tài chính đã đạt được những kết quả khả quan những mục tiêu, yêu cầu của nghị định 130/2005/NĐ-CP về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, một bộ phận CBCC và Lãnh đạo các đơn vị KBNN vẫn còn muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi được tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, thậm chí có người băn khoăn về chất lượng hoạt động của đơn vị sẽ giảm, sự công công bằng trong phân phối thu nhập, gây mất đoàn kết nội bộ. Lý do này đã ảnh hưởng đến chất lượng của việc thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Vì vậy, lãnh đạo các đơn vị KBNN, toàn thể CBCC và đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính cần thống nhất về nhận thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, đoàn kết, phấn đấu thực hiện mục tiêu chung. Muốn vậy phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, ý thức chấp hành cho CBCC thông qua hội nghị, tập huấn, hội thảo… làm cho CBCC nhận thức được việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính là biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các đơn vị, nâng cao ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, tạo điều kiện cho cải cách chế độ tiền lương, tăng thu nhập cho CBCC.
Để tạo sự chủ động hơn nữa trong quá trình sử dụng kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả cần đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện tự chủ tài chính cho các đơn vị theo hướng: Trong phạm vi kinh phí giao tự chủ đơn vị có thể quyết định giao khoán (một phần) kinh phí thực hiện nhiệm vụ cho từng bộ phận (Phòng) để chủ động thực hiện nhiệm vụ, tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý.
Để khuyến khích hơn nữa trong việc tiết kiệm kinh phí đối với hệ thống KBNN nói chung, KBNN Long An nói riêng trong điều kiện hiện nay, KBNN huyện được giao nhiệm vụ chi theo nội dung 2518/KBNN-TVQT ngày 07/10/2014 của KBNN V/v hướng dẫn triển khai mô hình KTNB tập trung KBNN huyện chỉ được sử dụng 50% kinh phí tiết kiệm được, 50% phải chuyển về KBNN tỉnh, toàn hệ thống KBNN Long
khống chế mức chi nên chưa khuyến khích được các đơn vị KBNN triệt để tiết kiệm kinh phí để tăng thu nhập cho công chức. KBNN cần nghiên cứu phân cấp để 100% kinh phí tiết kiệm được tại huyện để chi BSTN, chi phối hợp công tác. Đồng thời hàng quý KBNN tỉnh chỉ thực hiện tạm trích kinh phí để chi bổ sung thu nhập, chi phối hợp công tác ... đến cuối năm khi công tác thanh toán các khoản chi cho hoạt động của đơn vị xong thì thực hiện xác định kinh phí tiết kiệm để hạch toán chuyển từ tạm chi sang thực chi các khoản chi trên.
Với quy định hiện nay, các đơn vị KBNN chỉ được trích quỹ khen thưởng phúc lợi tối đa 5% tính trên 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm của mỗi KBNN tỉnh để chủ động chi một số nội dung như: Thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất, chi cho các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, chi khám sức khỏe định kỳ cho công chức, chi thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ... Nội dung các khoản chi rất nhiều nhưng tỷ lệ trích vào quỹ này còn thấp đề nghị nâng tỷ lệ trích quỹ KTPL.
Xuất phát từ đặc thù của công tác chi tiêu nội bộ, cũng như trong việc sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước mang tính chuyển tiếp, liên quan giữa các niên độ ngân sách, sự ổn định của bộ máy CC làm công tác chi tiêu nội bộ là rất quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả sử dụng kinh phí của đơn vị. Do đó, việc bố trí CC làm công tác chi tiêu nội bộ tại đơn vị phải ổn định tại vị trí công tác với thời gian tối thiểu từ 03 đến 05 năm và đảm bảo đáp ứng về yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, ngoài việc tăng cường, bổ sung về số lượng, CC làm công tác quản lý chi tiêu nội bộphải thường xuyên được nâng cao về chất lượng thông qua việc giành nguồn kinh phí thoả đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, quy mô ngân sách, số lượng, giá trị tài sản được giao quản lý, sử dụng tại KBNN ngày càng lớn.
Mặt khác, đối với mỗi CC làm công tác chi tiêu nội bộ trong đơn vị phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực thi và xử lý công việc, nhằm hoàn thành tốt công việc được giao với chất lượng và hiệu quả cao nhất.
3.2.6 Tăng cường vai trò chủ động sáng tạo và nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ ở các đơn vị Kho bạc Nhà nước
Nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ của các đơn vị KBNN trực thuộc, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác Tài vụ tại KBNN Long An, đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ tài chính. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo thực hiện thành công “Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020”, đội ngũ CC KBNN Long An phải có trình độ cao mới có thể hoàn thành mục tiêu xây dựng “Kho bạc điện tử” trình độ đó không chỉ là kiến thức lý luận mà còn đòi hỏi phải có sự tổng kết thực tiễn trong nước và quốc tế. Điều đó đòi hỏi đội ngũ công chức làm công tác chi tiêu nội bộ phải được xâm nhập thực tiễn, tổng kết thực tiễn thông qua quá trình nghiên cứu khoa học.
Quán triệt thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước mọi lúc, mọi nơi, trong mọi khâu của quá trình sử dụng đến từng CC, lãnh đạo KBNN các cấp, cụ thể hoá và ban hành các quy định, chế độ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của hệ thống KBNN Long An. Đây là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị thực hiện điều hành, quản lý chi tiêu và là căn cứ kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chính sách chế độ chi tiêu tài chính của đơn vị; là chuẩn mực để đo lường tính tiết kiệm, hiệu quả hoạt động và sử dụng kinh phí của KBNN đồng thời chủ động rà soát nội dung, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định trên cơ sở đó tiếp tục hoàn chỉnh quy chế CTNB theo hướng như sau:
- Xây dựng và hoàn thiện quy chế CTNB trên cơ sở nguyên tắc công khai, dân chủ đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của CC trong việc kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao cũng như khoản kinh phí tiết kiệm được, góp phần trong việc xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ CC có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, làm việc có chất lượng, hiệu quả; ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của các cơ quan hành chính.
- Những phạm vi cần công khai là: chỉ tiêu lao động, kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, phương án phân phối và sử dụng kinh phí tiết kiệm, việc hình thành và
- Nội dung cần công khai cụ thể: là những số liệu, tài liệu (quy định, quyết định, chế độ...) liên quan đến các vấn đề trên.
- Đối tượng công khai: toàn thể công chức trong đơn vị.
- Ngoài chế độ khoán văn phòng phẩm, công tác phí, xăng dầu, cước phí điện thoại công vụ, cần tiếp tục xây dựng và mở rộng chế độ khoán đối với các khoản chi quản lý văn phòng như: khoán VPP dùng chung, sử dụng điện, nước, điện thoại...
- Hoàn thiện phương thức phân phối, sử dụng kinh phí hành chính tiết kiệm được, chi trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động phải đảm bảo nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Đồng thời, mức chi trả cụ thể phải có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn cơ quan trước khi được Thủ trưởng đơn vị quyết định.
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ
KBNN Long An tiếp cận và triển khai hoàn thiện mô hình thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; đảm bảo có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính nội bộ; nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, chống tham nhũng, lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại đơn vị.
Tiếp tục thực hiện toàn diện và đồng bộ các phương thức giám sát từ xa, quản lý và kiểm soát rủi ro phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công tác chi tiêu nội bộ khi thực hiện mô hình kế toán nội bộ tập trung, phù hợp với sự phát triển của công nghệ quản lý và đặc biệt là công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, tại phòng Tài vụ KBNN Long An cần tăng cường công tác tự kiểm tra nhằm mục đích sớm phát hiện những sai sót trong công tác chi tiêu nội bộ và có biện pháp khắc phục kịp thời.
3.2.8 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ
đã có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực và hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Do vậy để nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ đòi hỏi sự đầu tư lớn cả về chất xám và năng lực của trang thiết bị. Quá trình thu nhận, xử lý thông tin và ra quyết định quản lý sẽ thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và mang lại hiệu quả cao nếu áp dụng công nghệ hiện đại. Với khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng lớn, nếu áp dụng phương pháp thủ công, công tác chi tiêu nội bộ tại hệ thống KBNN Long An sẽ không đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, gây cản trở cho quá trình tự chủ tài chính. Hiện nay, hệ thống KBNN đã và đang áp dụng công nghệ trong công tác tài chính kế toán bằng việc sử dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, phần mềm này cần phải được nâng cấp thường xuyên mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác quản lý, đặc biệt trong điều kiện các văn bản, chế độ, định mức trong công tác chi tiêu nội bộ, kế toán liên tục được sửa đổi, bổ sung, cập nhật. Có như vậy mới giúp cho việc xử lý thông tin kịp thời, từ đó đưa ra quyết định chính xác. Bên cạnh đó, việc ứng dụng tin cũng là nội dung quan trọng hỗ trợ tích cực cho công tác chi tiêu nội bộ.
3.3 Một số khuyến nghị
3.3.1 Khuyến nghị với Bộ Tài Chính
Quy trình lập dự toán NSNN hiện nay của các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sát với thực tế triển khai nhiệm vụ chủ yếu là xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi NSNN và số lượng biên chế được giao,... Đề nghị Bộ Tài chính nên nghiên cứu sớm ban hành Quy trình lập ngân sách theo kết quả đầu ra là một khuôn khổ chiến lược và cơ chế phân bổ nguồn lực liên quan đến các đầu ra và kết quả. Vì vậy, cần xây dựng một khuôn khổ chiến lược trung hạn (từ 3 đến 5 năm) có xác định các mục tiêu hàng năm.
Hiện nay, giá cả thị trường tăng nhanh nhưng một số định mức chi đối với các cơ quan HCNN như chi phụ cấp độc hại, bồi dưỡng độc hại, tiếp khách, hội nghị, chế độ hỗ trợ cho công chức được cử đi đào tạo còn thấp. Để đảm bảo cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại tái tạo sức lao động và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay đề nghị Bộ Tài Chính tăng chế độ bồi dưỡng kiểm đếm tiền bằng hiện vật như đường sữa, nước ngọt hàng tháng, nâng mức phụ cấp cho công chức làm việc trong môi trường độc hại, định mức tiếp khách, hội nghị...
Biên chế thực tế tại thời điểm 1/1/2019 của KBNN Long An còn thiếu so với biên chế được giao nên phải thường xuyên biệt phái công chức từ đơn vị thiếu ít sang đơn vị thiếu nhiều, một số huyện giáp biên giới cách xa trung tâm tỉnh 120km điều kiện đi lại rất khó khăn, chế độ hỗ trợ tài chính đối với công chức biệt phái không có. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công chức được cử đi biệt phái KBNN Long An đề nghị Bộ Tài chính bổ sung chế độ hỗ trợ tài chính đối với công chức cử đi biệt phái.
Hàng năm, KBNN Long An được KBNN giao kinh phí chi đầu tư phát triển, hiện đại hóa trong đó có mua sắm tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn. Đầu năm, sau khi nhận được dự toán KBNN giao KBNN Long An tiến hành phân khai kế hoạch mua sắm, trong quá trình thực hiện một số tài sản khi thực hiện chào hàng cạnh tranh đã giảm giá xuống dưới 10 triệu đồng/1 đơn vị tài sản. Để việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả, theo dự toán được giao đề nghi Bộ tài chính nghiên cứu, bổ sung cho phép thanh toán những tài sản đã được KBNN duyệt khi giao dự toán nhưng khi thực hiện chào hàng cạnh tranh giảm xuống dưới 10 triệu đồng/ 1 đơn vị tài sản được thanh toán từ nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển, hiện đại hóa của đơn vị đồng thời khi giao dự toán chi hàng hóa, dịch vụ phù hợp với giá cả thị trường, nhiệm vụ chuyên môn tại thời điểm thực hiện dự toán.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Bộ Tài chính sớm nghiên cứu giao thêm quyền tự chủ cho đơn vị:
Đối với kinh phí tiết kiệm được: Hiện nay, công việc chuyên môn nhiều, nhiệm vụ được giao ngày càng tăng một số nhiệm vụ chi như chi thăm hỏi cán bộ công chức ốm đau trong và ngoài ngành, hiếu, hỷ, họp mặt cán bộ hưu trí dịp tết nguyên đán ... không được chi từ kinh phí thường xuyên mà phải chi từ quỹ khen thưởng phúc lợi , hiện tại ở KBNN Long An quỹ không đủ để chi, vì vậy đề nghị nâng tỷ lệ trích kinh phí tiết kiệm vào Quỹ khen thưởng, phúc lợi của đơn vị, phân cấp mạnh hơn nữa về quản lý và sử dụng quỹ dự phòng ổn định thu nhập (như hỗ trợ nữ công chức khi sinh con, bố mẹ con của CCVC mắc bệnh hiểm nghèo, điều trị nội trú lâu ngày..), quan tâm giải quyết phân cấp quyền và nghĩa vụ của các cấp, đơn vị dự toán cấp 3 trong điều