Công tác xây dựng, ban hành quy chế chi tiêu nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại kho bạc nhà nước long an (Trang 71)

Hoàn thiện Quy chế CTNB cho phù hợp với điều kiện thực tế. Mặc dù hệ thống KBNN là thể thống nhất và KBNN là đơn vị dự toán cấp trên của cả hệ thống có quyền đưa ra các quy định khung cho cả hệ thống nhưng cũng cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa quyền chủ động của cấp dưới với quyền chỉ đạo tập trung của KBNN. Mặt khác, cơ chế tự chủ luôn khuyến khích các đơn vị dự toán cấp dưới phát huy quyền chủ động và nâng cao hiệu quả quản lý của KBNN cấp dưới. Chính vì vậy, KBNN Long An cần chủ động xây dựng Quy chế CTNB của mình vừa theo đúng tinh thần của cơ chế tự chủ mà Nhà nước đã cho vừa phù hợp với quy chế chung của hệ thống KBNN.

Việc triển khai xây dựng cụ thể định mức chi tiêu tại các đơn vị KBNN trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ chế tài chính còn chậm, các biện pháp quản lý chi tiêu hành chính như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, hội nghị còn thiếu kiên quyết, tổ chức giao khoán văn phòng phẩm còn chậm. Trong giai đoạn tới, để triển khai tốt hơn nữa, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa trong việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí hoạt động, KBNN cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể để cơ chế quản lý tài chính đi sâu hơn vào ý thức của CBCCvừa phù hợp với quy chế chung của hệ thống KBNN. Xuất phát từ những luận giải trên, KBNN Long An cần cụ thể hóa hơn nữa các tiêu chí trong Quy chế CTNB theo hướng sau:

Đối với các mức chi sử dụng nguồn kinh phí KBNN Long An đã được giao tự chủ cần phải xác lập được danh mục các khoản chi được xây dựng bằng hoặc thấp hơn chế độ mà Nhà nước, Bộ Tài chính đã quy định trong đó danh mục các khoản chi có mức thấp hơn mức mà Bộ Tài chính quy định phải nhiều hơn có như vậy thì đơn vị mới có khả năng tăng mức tiết kiệm.

Để triển khai tốt hơn nữa, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa trong việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí hoạt động, KBNN Long An cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể để quy chế chi tiêu nội bộ đi sâu hơn vào ý thức của CBCC. Muốn làm được việc đó quá trình xây dựng Quy chế CTNB cần thu hút 100% CB, CC

của KBNN Long An cùng tham gia thảo luận, cùng thống nhất và có quyết tâm cao trong thực hành tiết kiệm. Để kịp thời, chủ động hơn trong việc sử dụng kinh phí KBNN Long An cần nghiên cứu sớm ban hành các chỉ tiêu định mức chi tiệu nội bộ khi những quy định của Bộ Tài chính thay đổi, nếu chưa kịp thời thì có văn bản gửi cho KBNN huyện thị thống nhất thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

KBNN Long An cần xây dựng các định mức chi quản lý hành chính cho từng bộ phận ở Kho bạc cấp tỉnh và từng KBNN cấp huyện trên cơ sở đó, đơn vị nào có mức tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên nhiều hơn cần có chế độ khen thưởng cao hơn cả về tinh thần và vật chất có như vậy cơ chế tự chủ và tiết kiệm kinh phí mới thực sự trở thành hành động của từng cá nhân ở từng bộ phận sau đó toàn đơn vị mới có thể có được những thành quả thực thụ từ cơ chế tự chủ.

Công khai, minh bạch từ việc xây dựng, ban hành đến kết quả thực hiện, định mức chi phí dịch vụ công (điện, nước...); định mức khoán tự túc phương tiện đi công tác; định mức khoán chi phí sử dụng điện thoại cố định tại cơ quan, nhà riêng và định mức sử dụng điện thoại di động phục vụ công việc; định mức mua sắm và sử dụng văn phòng phẩm; định mức chi tiếp khách, tổ chức hội nghị, tập huấn; phương thức phân phối kinh phí tiết kiệm được nhất là việc phân phối thu nhập tăng thêm cho công chức và người lao động; công khai về các quy định khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân không chấp hành các quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ đã được ban hành đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của công chức và người lao động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng , kiểm tra giám sát sử dụng các nguồn kinh phí được giao. Mặt khác, thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch về quy chế chi tiêu nội bộ còn có tác dụng tạo sự đoàn kết nội bộ, loại bỏ các nghi kỵ lẫn nhau và góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3.2.4 Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí quản lý của các đơn vị KBNN Long An yêu cầu phải đánh giá trên cơ sở mối tương quan giữa kết quả, chất lượng công việc đạt được và kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc KBNN Long An. Phòng Tài vụ thuộc KBNN Long An với chức năng là đơn vị

đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản trong toàn hệ thống KBNN Long An cần phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ và các phòng ban khác sớm nghiên cứu, xây dựng, trình Giám đốc ban hành quy định hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị KBNN thuộc phạm vi quản lý, đây là thước đo hiệu quả hoạt động và cũng là thước đo hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại các đơn vị KBNN.

Thông qua công tác đánh giá sẽ cho phép xác định đúng đắn những mặt tích cực, những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại mỗi đơn vị, cũng như những mặt tích cực, các hạn chế trong hoạt động của mỗi đơn vị KBNN nói riêng và hoạt động của hệ thống KBNN Long An nói chung, trên cơ sở đó đề xuất, bổ sung, hoàn thiện, hoặc xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp hơn. Tiêu chí để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị được xây dựng trên một số chỉ tiêu sau:

- Tổ chức thực hiện công việc: Tiến độ thực hiện, quy trình xử lý, giải quyết công việc; mức độ hoàn thành, chất lượng và kết quả công việc đạt được.

- Khả năng tổ chức, quản lý đơn vị và điều hành công việc; chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong quản lý và sử dụng kinh phí của Thủ trưởng các đơn vị KBNN.

- Mức độ chấp hành chỉ đạo, sự phân công của cấp trên; công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trong xử lý, giải quyết công việc;

- Công tác chấp hành chế độ báo cáo của đơn vị.

Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được ban hành là căn cứ để các đơn vị KBNN thuộc hệ thống KBNN Long An cụ thể hoá từng nội dung, tiêu chí đánh giá phù hợp với lĩnh vực quản lý, chức năng, nhiệm vụ được giao và đặc thù, đặc điểm hoạt động của đơn vị trong đó, đối với mỗi tiêu chí có thang bảng điểm để phân loại, xếp hạng mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao (như: xuất sắc, khá, trung bình, kém) đối với từng bộ phận cũng như CC của đơn vị.

3.2.5 Nâng cao ý thức tự chủ tài chính và kiện toàn tổ chức bộ máy

thuộc Bộ Tài chính đã đạt được những kết quả khả quan những mục tiêu, yêu cầu của nghị định 130/2005/NĐ-CP về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, một bộ phận CBCC và Lãnh đạo các đơn vị KBNN vẫn còn muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi được tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, thậm chí có người băn khoăn về chất lượng hoạt động của đơn vị sẽ giảm, sự công công bằng trong phân phối thu nhập, gây mất đoàn kết nội bộ. Lý do này đã ảnh hưởng đến chất lượng của việc thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Vì vậy, lãnh đạo các đơn vị KBNN, toàn thể CBCC và đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính cần thống nhất về nhận thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, đoàn kết, phấn đấu thực hiện mục tiêu chung. Muốn vậy phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, ý thức chấp hành cho CBCC thông qua hội nghị, tập huấn, hội thảo… làm cho CBCC nhận thức được việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính là biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các đơn vị, nâng cao ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, tạo điều kiện cho cải cách chế độ tiền lương, tăng thu nhập cho CBCC.

Để tạo sự chủ động hơn nữa trong quá trình sử dụng kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả cần đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện tự chủ tài chính cho các đơn vị theo hướng: Trong phạm vi kinh phí giao tự chủ đơn vị có thể quyết định giao khoán (một phần) kinh phí thực hiện nhiệm vụ cho từng bộ phận (Phòng) để chủ động thực hiện nhiệm vụ, tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý.

Để khuyến khích hơn nữa trong việc tiết kiệm kinh phí đối với hệ thống KBNN nói chung, KBNN Long An nói riêng trong điều kiện hiện nay, KBNN huyện được giao nhiệm vụ chi theo nội dung 2518/KBNN-TVQT ngày 07/10/2014 của KBNN V/v hướng dẫn triển khai mô hình KTNB tập trung KBNN huyện chỉ được sử dụng 50% kinh phí tiết kiệm được, 50% phải chuyển về KBNN tỉnh, toàn hệ thống KBNN Long

khống chế mức chi nên chưa khuyến khích được các đơn vị KBNN triệt để tiết kiệm kinh phí để tăng thu nhập cho công chức. KBNN cần nghiên cứu phân cấp để 100% kinh phí tiết kiệm được tại huyện để chi BSTN, chi phối hợp công tác. Đồng thời hàng quý KBNN tỉnh chỉ thực hiện tạm trích kinh phí để chi bổ sung thu nhập, chi phối hợp công tác ... đến cuối năm khi công tác thanh toán các khoản chi cho hoạt động của đơn vị xong thì thực hiện xác định kinh phí tiết kiệm để hạch toán chuyển từ tạm chi sang thực chi các khoản chi trên.

Với quy định hiện nay, các đơn vị KBNN chỉ được trích quỹ khen thưởng phúc lợi tối đa 5% tính trên 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm của mỗi KBNN tỉnh để chủ động chi một số nội dung như: Thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất, chi cho các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, chi khám sức khỏe định kỳ cho công chức, chi thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ... Nội dung các khoản chi rất nhiều nhưng tỷ lệ trích vào quỹ này còn thấp đề nghị nâng tỷ lệ trích quỹ KTPL.

Xuất phát từ đặc thù của công tác chi tiêu nội bộ, cũng như trong việc sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước mang tính chuyển tiếp, liên quan giữa các niên độ ngân sách, sự ổn định của bộ máy CC làm công tác chi tiêu nội bộ là rất quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả sử dụng kinh phí của đơn vị. Do đó, việc bố trí CC làm công tác chi tiêu nội bộ tại đơn vị phải ổn định tại vị trí công tác với thời gian tối thiểu từ 03 đến 05 năm và đảm bảo đáp ứng về yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, ngoài việc tăng cường, bổ sung về số lượng, CC làm công tác quản lý chi tiêu nội bộphải thường xuyên được nâng cao về chất lượng thông qua việc giành nguồn kinh phí thoả đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, quy mô ngân sách, số lượng, giá trị tài sản được giao quản lý, sử dụng tại KBNN ngày càng lớn.

Mặt khác, đối với mỗi CC làm công tác chi tiêu nội bộ trong đơn vị phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm với nghề nghiệp, không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực thi và xử lý công việc, nhằm hoàn thành tốt công việc được giao với chất lượng và hiệu quả cao nhất.

3.2.6 Tăng cường vai trò chủ động sáng tạo và nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ ở các đơn vị Kho bạc Nhà nước

Nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ của các đơn vị KBNN trực thuộc, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác Tài vụ tại KBNN Long An, đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ tài chính. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo thực hiện thành công “Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020”, đội ngũ CC KBNN Long An phải có trình độ cao mới có thể hoàn thành mục tiêu xây dựng “Kho bạc điện tử” trình độ đó không chỉ là kiến thức lý luận mà còn đòi hỏi phải có sự tổng kết thực tiễn trong nước và quốc tế. Điều đó đòi hỏi đội ngũ công chức làm công tác chi tiêu nội bộ phải được xâm nhập thực tiễn, tổng kết thực tiễn thông qua quá trình nghiên cứu khoa học.

Quán triệt thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước mọi lúc, mọi nơi, trong mọi khâu của quá trình sử dụng đến từng CC, lãnh đạo KBNN các cấp, cụ thể hoá và ban hành các quy định, chế độ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của hệ thống KBNN Long An. Đây là căn cứ để Thủ trưởng đơn vị thực hiện điều hành, quản lý chi tiêu và là căn cứ kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chính sách chế độ chi tiêu tài chính của đơn vị; là chuẩn mực để đo lường tính tiết kiệm, hiệu quả hoạt động và sử dụng kinh phí của KBNN đồng thời chủ động rà soát nội dung, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định trên cơ sở đó tiếp tục hoàn chỉnh quy chế CTNB theo hướng như sau:

- Xây dựng và hoàn thiện quy chế CTNB trên cơ sở nguyên tắc công khai, dân chủ đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của CC trong việc kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao cũng như khoản kinh phí tiết kiệm được, góp phần trong việc xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ CC có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, làm việc có chất lượng, hiệu quả; ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của các cơ quan hành chính.

- Những phạm vi cần công khai là: chỉ tiêu lao động, kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, phương án phân phối và sử dụng kinh phí tiết kiệm, việc hình thành và

- Nội dung cần công khai cụ thể: là những số liệu, tài liệu (quy định, quyết định, chế độ...) liên quan đến các vấn đề trên.

- Đối tượng công khai: toàn thể công chức trong đơn vị.

- Ngoài chế độ khoán văn phòng phẩm, công tác phí, xăng dầu, cước phí điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại kho bạc nhà nước long an (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)