Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại kho bạc nhà nước long an (Trang 27)

Quy chế chi tiêu và một số định mức chi nội bộ đối với các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) được xây dựng trên cơ sở Các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước, Bộ Tài chính.

- Đảm bảo công bằng, hợp lý, tương quan giữa khối lượng, tính chất phức tạp của các hoạt động nghiệp vụ, quản lý; đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện tốt quy chế công khai, dân chủ.

- Quy chế chi tiêu và một số định mức chi nội bộ đối với các đơn vị thuộc hệ thống KBNN là căn cứ để xây dựng dự toán và quyết toán kinh phí hoạt động hệ thống KBNN.

- Trên cơ sở các quy định tại Quy chế chi tiêu của KBNN, các đơn vị KBNN xây dựng định mức chi phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm hoạt động của đơn vị nhưng không vượt mức quy định.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, các đơn vị KBNN có thể quy định định mức giao khoán cho từng đơn vị công tác hoặc cá nhân theo các nội dung: Cước phí điện thoại tại cơ quan (trừ cước phí truyền tin), văn phòng phẩm, tiền điện, nước, ấn phẩm, thông tin tuyên truyền,... trên cơ sở đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với những nội dung chi không quy định tại quy chế chi tiêu của KBNN, các đơn vị KBNN thực hiện theo quy định của Nhà nước.

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu nội bộ của Kho bạc Nhà nước

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu nội bộ tại KBNN. Tuy nhiên xem xét trên khía cạnh nguồn gốc tác động đến cơ chế và việc thực hiện tự chủ tài chính thì có thể chia làm hai nhóm nhân tố ảnh hưởng, đó là: nhân tố bên trong đơn vị và nhân tố bên ngoài đơn vị. Trong đó, nhân tố bên ngoài chính là sự tác động của cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với vấn đề tự chủ tài chính tại các cơ quan HCNN nói chung và KBNN nói riêng. Còn nhân tố bên trong thì chính là bản thân nội tại của đơn vị.

1.6.1 Nhóm nhân tố bên ngoài

1.6.1.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Thực hiện các nghị quyết tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành NQ 04 nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng ban hành Quyết định số 516/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 về việc giải thể 43 phòng giao dịch của KBNN tỉnh, trong thời gian tới KBNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ và quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là về quy trình thu, chi NSNN; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,… để từ đó, một mặt cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân

đầu mối, tinh giản biên chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi tiêu nội bộ của hệ thống KBNN.

1.6.1.2 Chính sách phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Long An

Đây chính là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể có tham gia vào các hoạt động KT-XH nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách mà Nhà nước đã đề ra. Mỗi chính sách được xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể, thông qua công cụ này Nhà nước định hướng hành vi của các chủ thể KT-XH để cùng hướng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi hoặc giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể KT-XH qua đó, hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chung đồng thời định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả. Quản lý chi tiêu nội bộ tại KBNN không chỉ chịu sự chi phối bởi bản thân hoạt động của con người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính mà còn chịu sự chi phối bởi môi trường KT-XH khách quan nó có thể phát triển hay bị kìm hãm tùy thuộc vào quan điểm khuyến khích hoặc hạn chế của chính sách KT-XH của Nhà nước.

1.6.1.3 Quy chế chi tiêu nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước

Đây là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động chi tiêu phát sinh và phát triển trong quá trình hoạt động ở một cơ quan, đơn vị, lĩnh vực KT-XH hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo cho hoạt động chi tiêu vận động và phát triển đạt được những mục tiêu đã định. Quy chế chi tiêu nội bộ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của KBNN, nó có tác động quyết định đến phương thức tồn tại và vận động của các hoạt động chi tiêu trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Sự tác động đó diễn ra theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Nếu cơ chế phù hợp sẽ thúc đẩy hoạt động quản lý phát triển; ngược lại sẽ trở thành nhân tố kìm hãm, triệt tiêu sự phát triển của hoạt động trong cơ quan, đơn vị.

Đối với KBNN vai trò của quy chế chi tiêu nội bộ thể hiện ở một số nội dung sau: Quy chế chi tiêu nội bộ có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Việc xây dựng một cơ chế phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị có tác

động đến vấn đề tập trung nguồn lực tài chính, tính linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính, quy định khung pháp lý về mô hình tổ chức, hoạt động của đơn vị.

1.6.2 Nhóm nhân tố bên trong

1.6.2.1 Sự nhận thức của đơn vị về tự chủ chi tiêu nội bộ và trình độ của người quản lý trong đơn vị người quản lý trong đơn vị

Việc thực hiện cơ chế tự chủ nói chung và cơ chế tự chủ chi tiêu nội bộ nói riêng phải thực sự đem lại lợi ích cho người lao động. Một khi CCVC nhận thức được vấn đề đó, thì hiệu quả công việc sẽ đem lại thực sự bởi vì lợi ích luôn là động lực của sự làm việc. Cơ chế quản lý chi tiêu nội bộ sẽ phát huy tốt hay hạn chế sự phát triển của đơn vị tùy thuộc vào năng lực, trình độ của người vận dụng nó – người quản lý. Đối với đơn vị, việc thực hiện cơ chế tự chủ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người lãnh đạo, người làm công tác chi tiêu nội bộ.

1.6.2.2 Công tác bố trí, sử dụng công chức làm công tác chi tiêu nội bộ

Công tác cán bộ có tầm quan trọng quyết định đến sự phát triển của Nhà nước nói chung. Xét cho cùng, mọi hiệu quả hoạt động của đơn vị đều có liên quan đến cán bộ và công tác cán bộ. Vì vậy, việc lựa chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ sẽ phát huy hiệu quả hoạt động của đơn vị. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, tính chuyên nghiệp cao, bên cạnh các khía cạnh khác nhau của công tác tổ chức cán bộ còn phải có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, công chức làm công tác chi tiêu nội bộ nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của công chức, hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho công chức; trong đó, cung cấp những kiến thức,

độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người công chức.

1.6.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong chi tiêu nội bộ

Trong cải cách hành chính, công nghệ thông tin được xác định vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu, nội dung của tiến trình cải cách các lĩnh vực đặc biệt là trong quản lý chi tiêu nội bộ cục Công nghệ thông tin đã nghiên cứu đưa chương trình KTNB tập trung chạy trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào vận dụng trong thực tiễn thông qua việc ứng dụng hệ thống thông tin đã đáp ứng được yêu cầu quản lý trong thời đại mới theo từng nội dung, từng báo cáo phục vụ cho quản lý điều hành từ trung ương đến địa phương.

1.6.2.4 Tổ chức hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Kho bạc Nhà nước Long An

Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt có vai trò rất quan trọng đến hoạt động chi tiêu của đơn vị, hệ thống kiểm soát nội bộ giám sát và đảm bảo tin cậy số liệu của kế toán giúp cho lãnh đạo có được thông tin chính xác trong việc đưa ra các quyết định về điều chỉnh, quản trị của đơn vị mình, giúp phát hiện kịp thời những vướng mắc trong hoạt động chi tiêu của đơn vị để giúp cho các thủ trưởng đơn vị có được những quyết định thích hợp, ngăn chặn các sai phạm có khả năng xảy ra trong công tác chi tiêu nội bộ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị thông qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ chi tiêu nội bộ của KBNN từ đó đề ra các biện pháp chi tiêu hợp lý, thực thi cơ chế tự chủ chi tiêu nội bộ của KBNN đạt được mục tiêu đã định.

1.6.2.5 Ý thức chấp hành dự toán chi của đơn vị thuộc và trực thuộc Kho bạc Nhà nước Long An bạc Nhà nước Long An

Chấp hành dự toán chi NSNN là quá trình sử dụng các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch chi NSNN năm thành hiện thực.Việc chấp hành dự toán chi của các đơn vị trực thuộc tốt thì công tác chi tiêu nội bộ của đơn vị đó được coi là hợp lý, có hiệu quả, tạo ra được một cơ chế thích hợp, tác động tích cực tới quá trình phát triển kinh tế xã hội theo các phương hướng đã được hoạch định. Việc chấp hành dự toán chi ở các đơn vị hành chính sự

nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính. Trong đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý là chi tiêu là đơn vị hành chính sự nghiệp. Là chủ thể quản lý Nhà nước có thể sử dụng tổng thể các phương pháp, hình thức và công cụ để quản lý hoạt động chi tiêu của các đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nhất định để đạt được những mục tiêu đề ra, công tác chi tiêu nội bộ đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm ba khâu: Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm; tổ chức chấp hành dự toán thu, chi hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhà nước; quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước.

1.7 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ của một số Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và bài học rút ra cho Kho bạc Nhà nước Long An

1.7.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ của Kho bạc Nhà nước An Giang

Kho bạc Nhà nước An Giang (2017). “Báo cáo tổng kết chi tiêu nội bộ đã đưa ra một số sáng kiến để nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ“ cụ thể:

Thực hiện bố trí sắp xếp công chức thực hiện nhiệm vụ theo từng vị trí việc làm, từng chức danh cụ thể, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ chính trị, định mức chi tiêu, cơ cấu từng nguồn kinh phí trong đơn vị. Xây dựng nội dung, hình thức, nhiệm vụ chi tiêu cho từng công việc cụ thể, xác định số kinh phí tiết kiệm dự tính cho từng nguồn kinh phí, biên chế, cơ cấu đào tạo, bồi dưỡng công chức từ đó nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ đồng thời quán triệt thực hiện triệt để Luật kế toán, Luật ngân sách, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và công văn hướng dẫn của KBNN, quy định cụ thể việc quản lý, phân cấp nguồn thu, nội dung giao nhiệm vụ chi cho KBNN huyện, thị, quy trình luân chuyển chứng từ và hướng dẫn hạch toán kế toán một số nghiệp vụ thu, thanh toán các khoản giao nhiệm vụ chi cho KBNN Huyện, thị.

lại tại huyện quản lý, sử dụng thì từng huyện hàng tháng phải lập bảng kê chứng từ thu của từng nguồn thu, bảng kê chứng từ thanh toán việc sử dụng các nguồn thu đó về KBNN tỉnh để hạch toán. Như vậy, công tác kiểm soát hạch toán chứng từ rất nhiều, số tiền phát sinh ít làm mất nhiều thời gian của cả KBNN huyện, thị và Phòng Tài vụ KBNN tỉnh.

Trong các nội dung giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi cho KBNN huyện, thị không giao nhiệm vụ chi mua sắm công cụ dụng cụ lâu bền, việc mua sắm tập trung tại tỉnh theo nhu cầu của KBNN huyện, thị xảy ra trường hợp mua sắm đôi khi chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của từng huyện, không thuận tiện cho việc sửa chữa khi công cụ dụng cụ còn trong thời gian bảo hành, phát sinh tăng chi phí vận chuyển CCDC từ KBNN tỉnh về KBNN huyện, thị.

Xuất phát từ những hạn chế trên KBNN An Giang đã tổ chức cuộc họp đánh giá sau một năm triển khai thực hiện mô hình KTBN tập trung tại KBNN tỉnh thành phần gồm: Ban lãnh đạo KBNN tỉnh, Lãnh đạo KBNN huyện, thị, lãnh đạo các phòng chức năng thuộc KBNN tỉnh. Phòng Tài vụ KBNN tỉnh báo cáo những mặt đạt được và một số hạn chế từ đó ban lãnh đạo KBNN An Giang đã thống nhất những khoản thu được phép giữ lại KBNN huyện thực hiện thu và nộp vào tài khoản tiền gửi của KBNN huyện. Định kỳ, chuyển về KBNN tỉnh thực hiện hạch toán tập trung tại tỉnh đồng thời giao kinh phí mua sắm công cụ dụng cụ lâu bền về cho KBNN huyện, thị trực tiếp mua sắm, quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn của KBNN huyện, thị.

Từ thực tế trên cho thấy công tác chi tiêu nội bộ KBNN An Giang đã phát huy được tính chủ động, linh hoạt trong điều hành, giảm nhẹ khối lượng công việc cho KBNN huyện thị và Phòng Tài vụ, công tác chi tiêu nội bộ đi vào nề nếp, chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường cơ sở vật chất. Ở đâu, lúc nào, trước hết là người đứng đầu phải có quan điểm đúng đắn, thật sự quan tâm sâu sát, dân chủ, khách quan, công bằng trong công chi tiêu nội bộ thì ở đó công chi tiêu nội bộ đạt kết quả tốt.

1.7.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ của Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chi tiêu nội bộ tại kho bạc nhà nước long an (Trang 27)