2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Một là Công tác xây dựng dự toán chưa được Thủ trưởng đơn vị quan tâm đúng mức, chưa thật sự gắn với nhiệm vụ, công việc được giao mặt khác, việc bố trí cán bộ làm công tác quản lý tài chính hiện tại còn chưa được chú trọng, thủ trưởng đơn vị coi đây là công tác nội bộ, chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc bố trí, duy trì cán bộ làm công tác quản lý tài chính nội bộ lâu dài, thường xuyên luân chuyển sang các phòng nghiệp vụ khác hơn nữa, số lượng biên chế của phòng còn thiếu mỗi công chức được giao nhiệm vụ tăng lên vừa làm, vừa nghiên cứu học hỏi. Do vậy, ảnh hưởng tới tiến độ công việc, chất lượng dự toán và quyết toán kinh phí.
Định mức phân bổ dự toán chi chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế và tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác lập dự toán của đơn vị cũng như chất lượng công tác thẩm định, tổng hợp dự toán của đơn vị
dẫn cụ thể việc xây dựng các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính (KBNN), trên cơ sở đó là căn cứ để đánh giá về hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí tại đơn vị.
Hai là Việc quyết toán kinh phí hoạt động hàng năm của từng đơn vị KBNN còn chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. KBNN chỉ quan tâm đến mức kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ mà chưa quan tâm đến việc đổi mới quy trình xử lý, giải quyết công việc, tổ chức sắp xếp lại lực lượng lao động để nâng cao hiệu quả công tác và kinh phí được giao sử dụng. Phân cấp quản lý tài chính cho KBNN tỉnh, thành phố chậm đổi mới, chưa tạo điều kiện cho KBNN tỉnh chủ động trong việc sử dụng kinh phí được giao.
Ba là Việc triển khai xây dựng cụ thể định mức chi tiêu tại các đơn vị KBNN trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ chế tài chính còn chậm, các biện pháp quản lý chi tiêu hành chính như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, hội nghị còn thiếu kiên quyết, tổ chức giao khoán văn phòng phẩm còn chậm. Trong giai đoạn tới, để triển khai tốt hơn nữa, mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa trong việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí hoạt động, KBNN cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể để cơ chế quản lý tài chính đi sâu hơn vào ý thức của CCVC.
Bốn là Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép KBNN thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, Lãnh đạo KBNN đã chỉ đạo sát sao các đơn vị để triển khai thực hiện. Tuy nhiên ở một số KBNN, đặc biệt là ở các KBNN cấp huyện khi thực hiện mô hình kế toán nội bộ tập trung phần kinh phí tiết kiệm được KBNN huyện chỉ được sử dụng 50%, 50% còn lại chuyển về KBNN tỉnh để điều hòa chung toàn tỉnh chính vì vậy chưa khuyến khích được các đơn vị KBNN huyện tiết kiệm nhiều.
Năm là Một số lãnh đạo KBNN các cấp chưa quan tâm đúng mức đến việc khai thác thông tin trong chương trình phần mềm kế toán nội bộ (KTNB) phục vụ quản lý và điều hành tại đơn vị, đặc biệt là trong điều kiện nguồn thu từ hoạt động nghiệp vụ của KBNN là nguồn thu chủ yếu đảm bảo hoạt động. Việc nắm bắt thông tin về tình hình hình tài chính, quản lý các khoản chi tại đơn vị đều “khoán trắng” cho cán bộ làm kế toán nội bộ, đây là điều gây tiềm ẩn nguy cơ rủi ro và gây lãng phí các tính năng, tiện ích do phần mềm mang lại.
Thứ nhất Việc ban hành cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tự chủ tài chính đối với hệ thống KBNN còn chậm, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với hoạt động đặc thù của KBNN. Do vậy, KBNN thực hiện tự chủ nhưng về cơ chế, chính sách vẫn phải áp dụng các văn bản, chính sách, chế độ như đối với đơn vị hành chính. Mặt khác các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động nghiệp vụ của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa được ban hành, chưa có hệ thống đánh giá kết quả hoạt động thích hợp nên các KBNN tỉnh cũng như KBNN Trung ương lúng túng, không có căn cứ để đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Thứ hai Việc ban hành các định mức chi tiêu của Bộ Tài chính đưa ra chưa căn cứ vào giá cả thời điểm hiện tại, chưa dự trù do giá cả tăng dẫn đến tình trạng đơn vị sử dụng ngân sách muốn tiết kiệm từ nội dung này cho nội dung khác là không được, tiếp khách, hội nghị, chi phụ cấp cho công chức làm việc trong môi trường độc hại nhất là định mức trang thiết bị văn phòng, mua sắm tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn... nhiều khi không thực hiện được do định mức của Nhà nước thấp hơn giá cả thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thực hiện chi tiêu nội bộ trong giai đoạn 2016-2018 đã tạo điều kiện KBNN Long An hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Cơ sở vật chất của ngành từng bước được tăng cường theo quy hoạch và quy mô chuẩn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trang thiết bị công nghệ hiện đại, chất lượng hoạt động nghiệp vụ được nâng cao, bảo vệ an toàn tiền và tài sản Nhà nước, đến nay, toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội vụ của KBNN đã được chuẩn hoá quy trình và được tin học hoá, phục vụ tốt cho hoạt động chuyên môn của đơn vị đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của xã hội, thu nhập CBCC KBNN từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong việc xây dựng dự toán, quyết toán kinh phí, giao nhiệm vụ chi cho KBNN huyện, thị, sử dụng kinh phí tiết kiệm... đòi hỏi phải được sớm khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LONG AN
3.1 Mục tiêu định hướng
3.1.1 Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020
Chính phủ (2007). “Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về việc
phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là xây dựng KBNN hiện đại, an
toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”.
Nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển KBNN như sau:
- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước
+ Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu NSNN theo thời gian thực. Mở rộng phương thức thu nộp thuế bằng tiền mặt tại các điểm giao dịch của ngân hàng, bưu điện, tiến tới không thu nộp tại KBNN. Thực hiện rộng rãi các phương thức thu nộp thuế hiện đại như thu nộp qua Internet, thẻ tín dụng.
+ Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi NSNN từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong và ngoài nước. Thực hiện kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng phân cấp và gắn liền với định hướng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ, ngành và đơn vị chi tiêu ngân sách trên cơ sở tính toán rõ các chi phí và hiệu quả của chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử.
+ Quản lý và khai thác có hiệu quả các phân hệ của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc trong công tác quản lý quỹ NSNN; hoàn thiện và mở rộng hệ
thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc giai đoạn 2 với vai trò là hạt nhân của hệ thống thông tin tài chính tích hợp .
- Quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ
+ Xây dựng Luật Quản lý ngân quỹ phát triển hệ thống các công cụ phục vụ công tác quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ. Tổ chức thực hiện quản lý, đầu tư ngân quỹ theo Luật Quản lý ngân quỹ; gắn công tác quản lý ngân quỹ với quản lý nợ Chính phủ, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện liên kết với các nền tài chính trong khu vực và trên thế giới.
+ Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu Chính phủ theo hướng hiện đại, minh bạch, hoạt động theo nguyên tắc thị trường; từng bước liên kết và hội nhập với thị trường trái phiếu khu vực và quốc tế.
+ Xây dựng và hoàn thiện mô hình Kho bạc chuyên quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ.
- Công tác kế toán
+ Thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước. Chuyển từ kế toán dồn tích điều chỉnh sang kế toán dồn tích đầy đủ. Xây dựng bảng tổng kết tài sản Quốc gia; thực hiện kế toán tình hình biến động về mặt giá trị của tài sản công.
+ Phát triển kế toán quản trị đảm bảo khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu NSNN cũng như yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Áp dụng chuẩn mực kế toán nhà nước phù hợp với chuẩn mực quốc tế và kế toán công .
- Hệ thống thanh toán
+ Phát triển hệ thống thanh toán điện tử song phương, đa phương với các ngân hàng thương mại. Sử dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến. Chuyển việc thanh toán bằng tiền mặt tại KBNN sang cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm nhận.
+ Triển khai toàn diện mô hình thanh toán tập trung của KBNN theo cả chiều dọc và chiều ngang, đảm bảo mọi giao dịch của NSNN và các quỹ tài chính nhà nước
+ Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát; xây dựng quy trình và hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa; xây dựng hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro trong từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Xây dựng khuôn khổ pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ; chế độ và quy trình kiểm toán nội bộ và triển khai thí điểm hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ KBNN.
+ Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Thực hiện toàn diện và đồng bộ các phương thức giám sát từ xa, quản lý và kiểm soát rủi ro.
- Công nghệ thông tin
+ Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại trên cơ sở hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc và hệ thống thông tin tài chính tích hợp nhằm phục vụ tốt yêu cầu quản lý tài chính công của quốc gia. Thực hiện giai đoạn 2 của dự án đáp ứng các yêu cầu cải cách mạnh mẽ về quản lý tài chính – ngân sách như thực hiện phân bổ ngân sách theo đầu ra; tính toán được chi phí và hiệu quả của các chương trình, dự án chi tiêu từ nguồn NSNN; xây dựng khuôn khổ tài khóa trung hạn; thực hiện quản lý NSNN theo nguyên tắc dồn tích; hình thành Tổng kế toán Nhà nước…
+ Xây dựng cấu trúc tổng thể hệ thống thông tin KBNN; ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN. Hình thành Kho bạc điện tử
- Tổ chức bộ máy
+ Về tổ chức bộ máy: Kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp, thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước. Tổ chức lại các đơn vị thuộc KBNN tại trung ương theo hướng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách; tăng cường tính chuyên môn hóa của một số đơn vị, hình thành một số KBNN hoạt động theo chức năng. Cơ cấu lại các KBNN địa phương theo hướng thành lập một số KBNN khu vực, có lộ trình bố trí lại KBNN theo địa giới hành chính.
hướng: Nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ KBNN; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN ở cả trung ương và địa phương; thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường hợp tác quốc tế
Tiếp tục củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các đối tác đã có; chủ động thiết lập, tích cực mở rộng các quan hệ hợp tác mới với các tổ chức, các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động KBNN như chuẩn mực kế toán công, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trong điều kiện liên kết các nền tài chính trong khu vực…
3.1.2 Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước
Quản lý tài chính nội bộ đối với các đơn vị thuộc KBNN phải đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu sau đây:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý theo hướng hiện đại, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ, tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước.
- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế trong hoạt động của KBNN; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính.
- Chủ động sử dụng nguồn kinh phí được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung đầu tư thực hiện chiến lược phát triển KBNN; bảo đảm xây dựng kho tàng, trụ sở giao dịch an toàn, hiện đại; bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, trang bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hóa công nghệ quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ nhà nước giao, đủ điều kiện hội nhập quốc tế; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và từng bước bổ sung thu nhập cho công
Hiệu quả quản lý là yêu cầu bắt buộc đối với người quản lý và trách nhiệm của