trường và gia đình
Quản lý hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình là một bộ phận của quản lý nhà trường nhằm góp phần tích cực, hiệu quả vào việc giáo dục trẻ. Việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động phối hợp GD không những tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối hợp mà còn góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục trẻ.
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Stt Nội dung Điểm BT Xếp hạng Điểm BT Xếp hạng
1 Khảo sát tình hình thực tế hoạt động phối hợp GD của trường; 2.99 9 3.20 9
2 Xác định mục tiêu phối hợp GD; 3.05 6 3.28 5
3 Xây dựng nội dung phối hợp GD; 3.10 5 3.32 3
4 Lựa chọn các biện pháp phù hợp; 3.02 7 3.37 1
5 Xác định nguồn lực cho HĐ phối hợp GD; 3.00 8 3.29 4
6 Xây dựng kế hoạch cụ thể (năm, học kì, tháng, tuần); 3.17 4 3.26 6
7 Thông qua kế hoạch trong toàn HĐSP nhà trường; 3.24 2 3.22 8
8 Tiếp nhận ý kiến đóng góp từ hội đồng nhà trường; 3.28 1 3.34 2
9 Chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch. 3.18 3 3.24 7
Kết quả bảng 2.7 cho thấy việc xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình được CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện “thường
57
hiện với kết quả thực hiện nhưng kết quả thực hiện cũng được CBQL và GV đánh giá “khá” (ĐTB từ 3.20 đến 3.37). Cụ thể:
-Về kết quả thực hiện
Kết quả đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp GD giữa nhà trường và gia đình xếp theo thứ hạng từ cao xuống thấp như sau: Lựa chọn các biện pháp phù hợp (ĐTB = 3.37), xếp hạng (1); Tiếp nhận ý kiến đóng góp từ hội đồng nhà trường (ĐTB = 3.34), xếp hạng (2); Xây dựng nội dung phối hợp GD (ĐTB = 3.32), xếp hạng (3); Xác định nguồn lực cho hoạt động phối hợp GD (ĐTB = 3.29), xếp hạng (4); Xác định mục tiêu phối hợp GD (ĐTB = 3.28), xếp hạng (5); Thông qua kế hoạch trong toàn hội đồng sư phạm nhà trường (ĐTB = 3.26), xếp hạng (6); Chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch (ĐTB = 3.24), xếp hạng (7); Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn (năm, học kì, tháng, tuần) (ĐTB = 3.22), xếp hạng (8); Khảo sát tình hình thực tế hoạt động phối hợp của trường (ĐTB = 3.20), xếp hạng (9).
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết ý kiến đánh giá của CBQL, GV về công tác xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp của các trường được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, theo đúng quy trình. Từ bước khảo sát thực tế, xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, lựa chọn biện pháp, xác định nguồn lực đến việc xây dựng kế hoạch, thông qua kế hoạch, tiếp nhận ý kiến đóng góp và cuối cùng là chỉnh sửa hoàn thiện đều được công khai trong hội đồng. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tiếp theo diễn ra đúng hướng và hiệu quả. Khảo sát thực tế tình hình hoạt động phối hợp của trường để biết được kết quả thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình của năm học trước có những điểm mạnh gì, còn hạn chế gì để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế cho năm học mới; đặc điểm tình hình chung về nhận thức, trình độ, kinh tế, gia đình trẻ, Ban đại diện cha mẹ trẻ cũ đã phát huy hết vai trò trong hoạt động phối hợp chưa, cần thay thế hay giữ nguyên; những giáo viên nào đã thực hiện tốt hoạt động phối hợp với cha mẹ trẻ. Thực tế, công việc này chỉ được được thực hiện chung chung, chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích kĩ từng nội dung nên chưa đưa ra được những biện pháp khả thi hơn. Việc lựa chọn nguồn giáo viên cho hoạt động phối hợp cũng rất khó thực
58
hiện. Trao đổi trực tiếp với một số CBQL, các thầy cô cho biết lí do những năm gần đây, số lượng giáo viên mầm non ở một số trường chưa đủ đáp ứng công việc, hơn nữa số giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm nhưng lại không được bồi dưỡng kĩ năng tổ chức, phổ biến, tuyên truyền, trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ trước khi nhận lớp mà chủ yếu vừa làm vừa học hỏi từ những người đi trước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chưa thu hút được nhiều cha mẹ trẻ tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường. Nhìn chung công tác xây dựng kế hoạch được thực hiện đồng bộ từ CBQL đến GV nhưng hầu hết chưa chi tiết, còn chung chung và thiếu sự đột phá trong các hình thức và biện pháp thực hiện